- Nghiên cứu biến nạp gen GmNAC vào đậu tương nhằm tăng khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống bơm lấy mẫu dùng cho thiết bị đo và giám sát nồng độ khí
- Nghiên cứu tác dụng và cơ chế tác dụng ở mức độ phân tử liên quan đến bệnh tự miễn và ung thư của một số bài thuốc y học cổ truyền và cây thuốc của Việt Nam
- Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở người phơi nhiễm Dioxin và hiệu quả các giải pháp can thiệp
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn
- Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của trí thức tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám radar và quang học đa thời gian đa độ phân giải để theo dõi diễn biến diện tích và ước tính năng suất sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu đặc điểm phân tử của một số bổ thể và vai trò trong đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue
- Chu trình sinh địa hóa của các chất ô nhiễm kháng sinh do hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng đất ngập nước ven biển: Nghiên cứu điển hình tại Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
- Ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán nhân giống sạch bệnh và quản lý bệnh virus hồ tiêu
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.04/16-20
2019-30-978/KQNC
Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp
Học viện ngoại giao
Bộ Ngoại giao
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Đình Quý
PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, TS. Đặng Cẩm Tú, TS. Đỗ Thanh Hải, TS. Hà Anh Tuấn, TS. Đỗ Thị Thủy, TS. Tô Minh Thu, ThS. Trần Ngọc An, Cử nhân. Vũ Anh Quang, ThS. Đặng Chung Thủy, ThS. Nguyễn Nguyệt Nga, ThS. Lê Thị Hồng Vân, ThS. Nguyễn Hương Trà, ThS. Nguyễn Thanh Tùng
Khoa học xã hội khác
01/12/2016
01/08/2019
15/08/2019
2019-30-978/KQNC
17/09/2019
Sau khi nhận được báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài “Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.27/15-20. Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức nghiên cứu, phổ biến kết quả đến một số tổ chức, cá nhân có liên quan để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Cụ thể: Giúp cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước (Hội đồng Lý luận Trung ương/các Tiểu ban chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII, Ban Đối ngoại Trung ương. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo), các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, Viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Công an) có các căn cứ cả về lý luận và thực tiễn trong việc đề ra phương hướng, chính sách, biện pháp để nâng tầm đối ngoại đa phương. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần quan trọng xây dựng hệ thống lý luận, cơ sở tài liệu góp phần vào công tác đào tạo và nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao và các đơn vị giảng dạy quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại ở Việt Nam, làm phong phú công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tạo đồng thuận xã hội cho việc triển khai công tác đối ngoại đa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản sách chuyên khảo trong và ngoài nước. Việc phổ biến kết quả nghiên cứu này làm tăng sự hiểu biết ở trong nước và quốc tế về bối cảnh thế giới, khu vực và các xu thế lớn trong đối ngoại đa phương trên trường quốc tế tác động đến đường lối đối ngoại của Việt Nam và chiến lược đối ngoại đa phương nói riêng của Việt Nam, trên cơ sở đó đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và củng cố đồng thuận xã hội về các vấn đề chính sách đối ngoại của đất nước, trong đó có đối ngoại đa phương trong thời kỳ đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa đa dạng hóa, nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Hiệu quả kinh tế: Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp cứ liệu khoa học để xây dựng chính sách đối ngoại, đặc biệt đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại đa phương của đất nước những năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược đối ngoại đa phương, đưa ra các tư vấn chính sách đặc biệt về sự tham gia của ta vào các tổ chức, cơ chế hợp tác đa phương quan trọng trong khu vực và trên thế giới; đề xuất những kiến nghị nhằm triển khai đối ngoại đa phương một cách chủ động, tích cực và hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam là an ninh, phát triển vị thế. Đề tài góp phần hoàn thiện thêm quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại đa phương, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn trực tiếp phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ý nghĩa đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Đề tài góp phần quan trọng xây dựng và phát triển các cách tiếp cận và công trình khoa học nghiên cứu về đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam; các chuyên đề đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành Chính trị học, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế tại các viện nghiên cứu và trường đại học, học viện.
Đối ngoại đa phương; Thực trạng; Giải pháp
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Phục vụ xây dựng Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Số lượng công bố trong nước: 23
Số lượng công bố quốc tế: 4
Không
Góp phần đào tạo 04 Tiến sỹ và 26 Thạc sỹ.