Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TN/16-20

2021-62-1079/KQNC

Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên trong bối cảnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế mới

Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Bùi Đức Hùng

TS. Trịnh Thị Thu; TS. Phạm S; TS. Nguyễn Duy Thụy; TS. Lê Đức Niêm; PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn; PGS.TS.Võ Thị Thúy Anh; TS. Hoàng Dương Việt Anh; TS. Nguyễn Thị Tố Quyên; TS. Hoàng Vũ Quang; TS. Võ Thanh Hải; PGS. TS. Lê Đức Toàn; TS. Nguyễn Hữu Phú; PGS. TS. Nguyễn Gia Như; TS.Hồ Văn Nhàn; TS. Đinh Như Hoài; TS. Cao Tuấn Phong; ThS. Lê Thị Trường An; ThS. Bùi Đức Phi Hùng; TS. Lê Thị Hồng Dương; TS. Ngô Trần Xuất; TS. Phan Thị Hoàn; ThS. Lê Văn Hà; ThS. Trần Quốc Hùng; CN. Lê Minh Đức; ThS. Đinh Thế Toàn; ThS. Trần Thị Thu Huyền

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

07/2018

06/2020

05/03/2021

2021-62-1079/KQNC

08/06/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Báo cáo đề tài và các sản phẩm của đề tài: Sách “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên trong bối cảnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế hiện nay”; Sách “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên hiện nay” đã được các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học và Công nghệ của 05 tỉnh vùng Tây Nguyên. Các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan quản lý ứng dung trong thời gian qua.
19340
Ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mở ra các hướng nghiên cứu quan trọng về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Các kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ quan trọng để các sở, ban ngành thực hiện quy hoạch và định hướng phát triển hiệu quả, đồng bộ, bền vững nông nghiệp đảm bảo tính liên kết vùng, quốc gia, và khu vực. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ về các giải pháp và khuyến nghị để hoạch định chính sách trong quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng Tây Nguyên trong bối cảnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế mới. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ để thay đổi phương thúc quản trị, tổ chức sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên; tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhà nông, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu ở khu vực sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Đồng thời lan tỏa thúc đẩy các ngành và lĩnh vực liên quan khác phát triển. Nhất là từ nhu cầu của thực tiển sản xuất mà thúc đẩy hình thành, xây dựng mô hình liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nông nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Tây Nguyên, liên kết phát triển các chuỗi ngành hàng nông sản công nghệ cao cùng với hạ tầng Logistics gắn với quản trị các yếu tố đầu vào, đầu ra; tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy hoạt động R&D… Ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ như là nguồn tài liệu chính thức hoặc tham khảo trong việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Dữ liệu của đề tài góp phần định hướng đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ kinh tế.

Nông nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao; Liên kết vùng; Hội nhập quốc tế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

04 Thạc sĩ