Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giải pháp thủy lâm bảo vệ nguồn sinh thủy đầu nguồn nâng cao khả năng điều tiết tái tạo nguồn nước phòng chống cháy rừng cho thành phố Đà Nẵng

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên

UBND TP. Đà Nẵng

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Văn Lực

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN – (ThS. Nguyễn Ngọc Vinh; TS. Hoàng Ngọc Tuấn; ThS. Đặng Thị Nga; KS. Võ Thị Tuyết; KS. Lê Văn Tuân; ThS. Nguyễn Ngọc Hải; ThS. Nguyễn Khắc Thanh; ThS. Nguyễn Thị Lan Hương); KS. Ngô Trường Chinh (CHI CỤC KIỂM LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)

Khoa học tự nhiên

12/2019

06/2022

Một số giải pháp thủy lâm nhằm nâng cao khả năng điều tiết, tái tạo nguồn nước, phòng chống cháy rừng nhằm thích ứng với biển đổi khí hậu và phát triển lte xã hội của thành phố Đà Nẵng: Giải pháp khai thác và quản lý rừng hợp lý; Giải pháp về tạo nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng (Ứng dụng các công nghệ thu - trữ nước để khai thác nước từ các khe/suối, nơi mà rất khó để sử dụng các công nghệ truyền thống); Giải pháp nâng cao độ ẩm cho tầng đất mặt nhằm giảm nguy cơ cháy rừng. Xây dựng được bản đồ khoanh vùng vị trí các tiểu khu có nguy cơ cháy, tỷ lệ 1/10.000 và vị trí các nguồn nước có thể khai thác để phục vụ PCCCR (26 khe/suối (Đối với những suối nhiều nước: Khai thác nước mặt bằng cách xây dựng các đập dâng, sau đó dẫn tự chảy về bể chứa hoặc bơm lên cao bằng bơm động lực (bơm va, bơm thủy luân, bơm điện/xăng/dầu). Đối với những suối ít nước: Khai thác nước ngầm tầng nông bằng đập ngầm, sau đó dẫn nước tự chảy về bề chứa); 02 hồ tự nhiên; 08 hồ thủy lợi (Bơm trực tiếp nước dưới hồ để phục vụ công tác chữa cháy) và 5 sông (Tìm các điểm mà xe và thiết bị chữa cháy có thể tiếp cận để lấy nước)). Nhóm giải pháp phi công trình, bao gồm: Lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy để thuận tiện trong công tác quản lý; Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và du khách đối với vấn đề cháy rừng; Chuyển đổi từ trồng các loại cây nguyên liệu (keo, tràm, bạch đàn, …) sang các loại cây gỗ lớn; Chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Nhóm giải pháp công trình, bao gồm: Xây dựng các điểm lấy nước ở các nguồn nước sẵn (hồ chứa, sông) để chữa cháy; Xây dựng các tuyến đường quản lý để người và phương tiên tiếp cận hiện trường các vụ cháy; Xây dựng thêm các công trình thu - trữ nước để phục vụ công tác chữa cháy, đặc biệt là sử dụng công nghệ thu nước ngầm (đập ngầm) để lấy nước ở những khu vực khan hiếm nước mặt. Theo kết quả điều tra, khảo sát có 59 nguồn nước phân bố ở các khu rừng có thể khai thác để phục vụ công tác PCCCR. Đã xây dựng thành công 01 mô hình thủy lâm tại suối Chanh, đèo Hải Vân: Mô hình sử dụng công nghệ thu nước bằng đập ngầm (lưu lượng khoảng 0.18 l/s), trữ nước bằng bể chứa (dung tích 100 m3) và tận dụng lượng nước thừa để tưới ẩm cho khoảng 1 ha rừng có nguy cơ cháy cao thuộc tiểu khu 4A.
TP-414
Dựa vào bản đồ vị trí các nguồn nước và giải pháp thu - trữ nước mà đề tài đã đề xuất, kết hợp với việc đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm, UBND thành phố sớm cho lập 01 dự án đầu tư các công trình phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng nhằm bảo vệ an toàn các khu rừng trước nguy cơ cháy.

giải pháp thủy lâm; giải pháp phi công trình; giải pháp công trình; giải pháp thu nước; giải pháp trữ nước; bảo vệ nguồn nước; bảo vệ nguồn sinh thủy đầu nguồn; điều tiết; điều tiết nguồn nước; tái tạo; tái tạo nguồn nước; phòng chống; cháy rừng; phòng cháy; chữa cháy; bảo vệ rừng; quản lý rừng; khai thác rừng; rừng; rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất; rừng tự nhiên; rừng trồng; đánh giá; hiện trạng; hiện trạng rừng; thủy lợi; dòng chảy; tính toán; mô hình tính toán; mô hình thủy lâm; vận hành mô hình; quản lý mô hình; quận Sơn Trà; quận Liên Chiểu; huyện Hòa Vang

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không