
- Nghiên cứu qui luật động học phản ứng của gốc tự do ester-alkyl với phân tử O2 trong quá trình ôxy hóa nhiệt độ thấp của nhiên liệu diesel sinh học
- Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại chính Keo lai tượng (Accacia mangium Willd) keo lai (Amanigum x Aauriculiformis) tại tỉnh Phú Thọ
- Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm công nghệ của Việt Nam bắt đầu từ năm 2015
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để ứng dụng Mã định danh tài liệu số (Digital Object Identifier – DOI) đối với tài nguyên số của Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế từ mẫu tàu cá dân gian phục vụ nhân dân vùng biển
- Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái vùng triều từ Vũng Tàu đến Kiên Giang
- Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu quý hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai
- Nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Rạch Giá - Kiên Giang đến kinh tế xã hội môi trường và hệ sinh thái trong khu vực
- Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
- Nghiên cứu một số giải pháp của các cấp công đoàn nâng cao chất lượng chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
000.00.16.G06-230215-0013
2023-58-0347/NS-KQNC
Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Bộ Tư pháp
Bộ
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2017-2021 “Những vấn đề pháp lý mới phát sinh trong tư pháp quốc tế và trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế”
ThS. Cao Xuân Phong
ThS. Đào Bá Minh, TS. Chu Thị Hoa, ThS. Lê Xuân Tùng, ThS. Trần Thị Lan Phương, ThS. Vũ Thu Hằng, ThS. Nguyễn Hưng Quang, ThS. Hà Tú Cầu, TS. Nguyễn Ngọc Hà, TS. Hà Công Anh Bảo, ThS. Nguyễn Thị Hằng Như, Trần Anh Huy, CN. Nguyễn Hữu Thắng, CN. Bùi Thị Phương Anh
Luật học
01/05/2020
01/05/2021
16/12/2021
2023-58-0347/NS-KQNC
10/03/2023
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Thứ nhất, Đề tài đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách, pháp luật, áp dụng cơ chế về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến. Bao gồm: (1) Phân tích quy định pháp luật (nội dung và hình thức) về phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ; (2) Phân tích điều kiện nền tảng kỹ thuật cần đảm bảo (kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật phi công nghệ) của phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ; (3) Phân tích điều kiện về sự tham gia hệ thống các cơ quan nhà nước và sự liên kết các tổ chức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án khác hiện nay cần được đảm bảo của phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ; (4) Phân tích điều kiện cần được đảm bảo về bảo vệ thông tin cá nhân, quyền riêng tư của các bên tham gia của phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ; (5) Phân tích điều kiện cần được đảm bảo về công nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử, hợp đồng thông minh và chữ ký số của phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ; (6) Phân tích điều kiện cần được đảm bảo về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trực tuyến nước ngoài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ.
Thứ hai, Đề tài đã đánh giá được thực tiễn về quy định pháp luật, cơ chế thực thi và các điều kiện khác của Việt Nam để triển khai giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến. Bao gồm: (1) đánh giá các quy định hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài, hòa giải trực tuyến, bao gồm cả luật quốc tế và luật quốc gia; (2) đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của nước ta về giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài, hòa giải trực tuyến so với quốc tế, các thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân cụ thể; (3) đánh giá những đạt được trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài; (4) nghiên cứu và phân tích những khó khăn tại sao mô hình trọng tài, hòa giải trực tuyến chưa áp dụng rộng rãi tại Việt Nam so với quốc tế; (5) đánh giá sự sẵn sàng của Việt Nam triển khai các mô hình trọng tài, hòa giải trực tuyến trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, trình bày được những khuyến nghị cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế triển khai giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến. Bao gồm: (1) Khuyến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến; (2) Khuyến nghị về thực thi các quy định pháp luật, áp dụng triển khai giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến trên thực tế; (3) Giải pháp cụ thể trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài, hòa giải trực tuyến của Việt Nam hiện nay.
+ Kết quả của đề tài cung cấp những đánh giá thực tiễn triển khai phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án truyền thống cũng như phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến thế hệ mới hiện nay tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy mô hình trọng tài, hòa giải truyền thống cũng như phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến.
+ Kết quả của nghiên cứu của Đề tài sẽ là tiền đề để cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học bổ ích, nhằm khai thác các thành tựu của pháp luật quốc tế. Từ đó có những giải pháp đúng đắn hướng tới hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp quốc tế và bổ trợ tư pháp.
Tranh chấp thương mại; Hòa giải trực tuyến; Yếu tố nước ngoài; Trọng tài;
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không