
- Nghiên cứu chọn tạo giống cá chép lai có năng suất chất lượng cao giữa cá chép Hungary và chép V1 tại tỉnh Lào Cai
- Nghèo đa chiều trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình hiện nay: Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu phát triển que thử phát hiện nhanh hai độc tố ToxA và ToxB của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) trên tôm nuôi ở Tây Nam Bộ
- Nghiên cứu công nghệ tạo chủng giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung do HPV
- Nghiên cứu thuần hóa và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus 1758) trong ao đầm nước ngọt tại Hải Phòng
- Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền xã phường thị trấn tỉnh Bắc Kạn
- Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Nghiên cứu và phát triển chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 từ một số loài (đặc hữu) vùng Tây Nam Bộ thuộc chi Hibiscus L và Decaschistia Wight & Arn họ Bông (Malvaceae)
- Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý ứng phó
- Ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống phần mềm quản lý lưu trữ CSDL trong công tác thi đua khen thưởng tỉnh Nam Định



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHGD/16-20.ĐT.018
2021-52-242/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam
Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
Chương trình Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
TS. Lý Thị Minh Châu; TS. Nguyễn Thị Thu Thủy; TS. Trần Mai Đông; TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan; PGS.TS. Trần Tiến Khai; PGS.TS. Hồ Viết Tiến; TS. Bùi Quang Hùng; TS. Phạm Khánh Nam; ThS. Nguyễn Văn Viên; ThS. Nguyễn Văn Dũng
Khoa học giáo dục
11/2017
11/2020
2021-52-242/KQNC
09/02/2021
Đề tài đã từng bước chuyển giao cho Cục Hợp tác quốc tế theo yêu cầu nhiệm vụ Bộ giao các kết quả nghiên cứu về các nội dung cụ thể như: đề xuất chính sách và quy định về đào tạo trực tuyến nhằm đóng góp sửa đổi Nghị định 73; xây dựng khung chiến lược quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam; đúc kết các thông lệ quốc tế về quốc tế hóa năng lực đội ngũ học thuật tại trường đại học; đúc kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quốc tế hóa giáo dục (KPI) từ thông lệ quốc tế; và học hỏi các chính sách quốc tế hóa giáo dục điển hình trên thế giới; và đầu tư FDI về giáo dục các quốc gia trong khu vực. Đề tài đã từng bước chuyển giao cho Vụ Giáo dục đại học theo yêu cầu của Bộ các kết quả nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động: góp ý sửa đổi dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); đề xuất ban đầu đối với các chính sách quốc tế hóa cho sửa đối, bổ sung Luật GDĐH trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; và đánh giá hiện trạng và đề xuất chính sách trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030. Đồ tài đã chuyển giao cho Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực kết quả nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động của đơn vị như: đúc kết kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chiến lược cho hệ thống đào tạo trực tuyến của Việt Nam; góp ý chính sách tại cuộc họp chuẩn bị cho Phiên họp thứ nhất năm 2020 của Tiểu ban Phát triển nhân lực về giáo dục trực tuyến, thu hút học giả quốc tế; và giải pháp hợp tác quốc tế phát triển nhân lực theo kinh nghiệm quốc tế.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về quốc tế hóa giáo dục, bao gồm các nội dung chính như: nghiên cứu khái niệm quốc tế hóa giáo dục, vai trò của quốc tế hóa giáo dục, hình thức/mô hình quốc tế hóa giáo dục; phân tích các nhân tố cơ bản của quốc tế hóa giáo dục; phân tích xu hướng quốc tế hóa giáo dục theo tiếp cận hệ thống; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục theo tiếp cận hệ thống; xác lập khung phân tích quốc tế hóa theo tiếp cận hệ thống; và các đúc kết từ cơ sở lý luận cho quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam. Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng quốc tế hóa giáo dục Việt Nam hiện nay, bao gồm các nội dung chính như: tổng quan các quan điểm, chính sách của Nhà nước về quốc tế hóa giáo dục Việt Nam; phân tích hạn chế và thành tựu về quốc tế hóa giáo dục Việt Nam theo tiếp cận hệ thống; đánh giá thực trạng tiếp cận và bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá thực trạng các hoạt động quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá quốc tế hóa theo quan điểm lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; và đúc kết hiện trạng quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam theo khung phân tích. Thứ ba, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quốc tế hóa giáo dục, bao gồm các nội dung chính như: quan điểm đề xuất giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục; kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả quốc tế hóa giáo dục Việt Nam; đề xuất giải pháp chương trình/ dự án nâng cấp các yếu tố đầu vào thúc đẩy hiệu quả quốc tế hóa giáo dục; và đề xuất các cấp giáo dục trong hệ thống giáo dục thúc đẩy quốc tế hóa.
Giáo dục; Quốc tế hóa; Chính sách; Phát triển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
02 Thạc sĩ, 01 Tiến sĩ