
- Nghiên cứu một số phương pháp đo đạc trong tương thích điện từ của các hệ thống thông tin nhiều ăng-ten
- Nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại xã Phú Tân huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
- Đánh giá tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa về các loài cây dược liệu phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác tiên tiến đa năng mới trên cơ sở vật liệu mao quản nano sử dụng cho quá trình chế tạo nhiên liệu sinh học hóa dược và bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu tạo dòng ngô bố mẹ được tăng cường khả năng tổng hợp tinh bột bằng công nghệ gen
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý hoạt động của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai
- Bồi dưỡng và cố vấn chuyên môn trực tuyến cho giáo viên tiếng Anh Việt Nam
- Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi nông lâm kết hợp nhằm cải tạo và khai thác đất cát ven biển phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững vùng Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị)
- Thiết kế và phân tích hiệu năng mạng backhaul/fronthaul di động thế hệ tiếp theo



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
BĐKH/16-20
2021-04-022/KQNC
Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý ứng phó
Viện Chiến Lược, Chính Sách Tài Nguyên Và Môi Trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quốc gia
TS.Tạ Đình Thi
TS. Dương Thanh An; ThS. Phan Thị Kim Oanh; TS. Nguyễn Văn Tài; ThS. Hoàng Văn Bảy; PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương; PGS.TS. Chu Đức Dũng; TS. Bùi Hoài Nam; TS. Nguyễn Trung Thắng; TS. Nguyễn Tùng Lâm; TS. Chu Ngọc Kiên
Khoa học môi trường - các khía cạnh xã hội;
01/01/2020
01/01/2021
06/01/2021
2021-04-022/KQNC
19/01/2021
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Có 03 đơn vị ứng dụng kết quả của đề tài, bao gồm:
- Đơn vị ứng dụng 1: Vụ Môi trường và Cục Kiểm soát ô nhiễm (tách ra từ Tổng cục Môi trường trước đây)
- Đơn vị ứng dụng 2: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đơn vị ứng dụng 3: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
a) Đối với Vụ Môi trường và Cục Kiểm soát ô nhiễm: Sản phẩm của đề tài: Bộ Tiêu chí, Bộ Chỉ số an ninh môi trương góp phần hỗ trợ công tác quản lý của Tổng cục môi trường, là công cụ để quản lý, đánh giá và kiểm soát mức độ an ninh môi trường của Việt Nam. Sản phẩm khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để quản lý tốt hơn các vấn đề về an ninh môi trường và là cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách, pháp luật liên
quan.
Sản phẩm của đề tài để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời có thêm công cụ để đánh giá và kiểm soát mức độ an ninh môi trường của Việt Nam'. Bộ Tiêu chí an ninh môi trường là cơ sở để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an ninh môi trường ở Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin từng tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt được cho các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy, hoàn thiện chính sách. Bộ Chỉ số an ninh môi trường được đề xuất là công cụ giúp các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách so sánh mức độ an ninh môi trường theo từng năm trong một giai đoạn nhất định, nhằm kiểm soát được các vấn đề an ninh môi trường ở Việt Nam và kịp thời đưa ra các chính sách, giải pháp ngăn chặn, ứng phó đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam. Trên cơ sở Khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó phù hợp đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam, các đơn vị quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ có căn cứ để đề xuất sửa đối, bổ sung một số chính sách, pháp luật theo các lĩnh vực liên quan, nhằm đảm bảo an ninh môi trường.
b) Đối với Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường: Sản phẩm của đề tài (cơ sở khoa học và thực tiễn; bộ tiêu chí, bộ chỉ số; khung chính sách) góp phần bổ sung lý thuyết, thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan, phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng của Viện và Trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, an toàn xã hội. Sản phẩm của đề tài là tài liệu có giá trị, góp phần bổ sung lý thuyết, thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước. Các sản phẩm của đề tài góp phần phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách, là cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ chế, chính sách liên quan nhằm kiểm soát an ninh môi trường tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho xã hội nhận thức rõ hơn về việc cần phải đảm bảo an ninh môi trường, nhằm tránh gây ra những hệ lụy và hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó giúp nâng cao nhận thức của cả xã hội trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi truờng, sinh thái.
Môi trường; An ninh môi trường; Bộ tiêu chí; Chỉ số; Chính sách
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
Đào tạo 02 thạc sỹ 1) Lê Nam Thành (2019), Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm phát thải khí nhà kính áp dụng cho dự án pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 2) Phạm Văn Thắng (2019), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo vệ rừng từ thực tiễn tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, Trường Đại học Mở Hà Nội. Hỗ trợ đào tạo 02 Tiến sỹ 1) Tạ Văn Trung (2018), Luận án tiến sĩ “Phát triển kinh tế theo hướng bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng song Cửu Long”, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. 2) Bùi Đức Hiếu (2018), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu an ninh nguồn nước dưới tác động của biến đổi khí hậu- áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi”, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.