Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

16/17-HĐ-NVQG

2022-48-0221/KQNC

Giải trình tự và phân tích hệ gen phiên mã (transcriptome) ở sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv)

Viện Nghiên cứu hệ gen

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền

ThS. Phạm Lê Bích Hằng, ThS. Nguyễn Nhật Linh, ThS. Lưu Hàn Ly, ThS. Lê Thị Mỹ Hảo, CN. Vũ Thị Trinh, CN. Nguyễn Vân Giang, TS. Hà Hồng Hạnh, TS. Huỳnh Thị Thu Huệ, TS. Kim Thị Phương Oanh

Công nghệ sinh học

10/2017

09/2021

26/01/2022

2022-48-0221/KQNC

03/03/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Các mã vạch DNA đơn và kết hợp đã xác định được cho phép giám định trong thời gian ngắn, với chi phí tiết kiệm, các mẫu sâm và sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh cùng nhiều loài khác thuộc chi Nhân sâm, phục vụ các hoạt động bảo tồn và giám sát thương mại. Hiện nay, tổ chức chủ trì chưa thực hiện việc chuyển giao công nghệ.
20451
Hiệu quả kinh tế Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế. Sâm Ngọc Linh chứa các hợp chất tự nhiên triterpene saponin hay còn gọi là các ginsenoside có hoạt tính tốt và có tác dụng tăng cường thể lực, chống oxy hóa, ung thư, bảo vệ hệ thần kinh... Do vùng phân bố hẹp và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Nhận rõ tầm quan trọng của nguồn gen đặc biệt quý hiếm này, ngày 05/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 787/QĐ-TTg 2017 bổ sung Danh mục sản phẩm quốc gia, trong đó có sâm Ngọc Linh. Ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Ngọc Linh nhằm góp phần hình thành và phát triển vùng nguyên liệu, hướng tới thương mại các sản phẩm hàng hóa từ sâm Ngọc Linh. Trong nghiên cứu này, các thông tin thu được về đa dạng di truyền, cấu trúc các quần thể, thành phần hoạt chất, các chỉ thị phân tử và các gen chức năng liên quan đến các tính trạng quan trọng của các cá thể, quần thể sâm Ngọc Linh trải rộng trên nhiều khu vực phân bố chính ở Việt Nam, có thể sử dụng trong công tác giám định, đánh giá chất lượng nguồn gen, hỗ trợ việc quản lý, bảo tồn và chọn tạo sâm Ngọc Linh và nhiều loài thuộc chi Nhân sâm. Đặc biệt, các mã vạch DNA đã xác định được cho phép giám định chính xác trong thời gian ngắn, với chi phí tiết kiệm, các mẫu sâm và sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh cùng nhiều loài khác thuộc chi Nhân sâm, phục vụ các hoạt động bảo tồn và giám sát thương mại ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Hiệu quả xã hội Đối với quốc gia, đề tài đã góp phần xác định quyền sở hữu về nguồn gen sâm Ngọc Linh đặc hữu của đất nước, hỗ trợ việc quản lý và tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích theo Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Nagoya. Đối với cộng đồng khoa học, các dữ liệu về gen và hệ gen sâm Ngọc Linh được đăng ký trên Ngân hàng Gen quốc tế - cơ sở dữ liệu mở về trình tự số, là thông tin rất hữu ích, có thể khai thác sử dụng trong các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Với người dân bản địa cùng cộng đồng địa phương, đề tài góp phần xây dựng các phương án quản lý và canh tác, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và phát triển bền vững nguồn gen đặc biệt có giá trị này ở nước ta. Đối với các tổ chức và cá nhân, các mã vạch DNA cho phép xác định chính xác sâm Ngọc Linh cùng nhiều loài khác thuộc chi Nhân sâm, giúp nhà sản xuất kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm chất lượng và hỗ trợ hữu hiệu cho các hoạt động thương mại. Địa chỉ ứng dụng: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu nghiên cứu, gieo trồng, canh tác, sản xuất sản phẩm, sử dụng sâm Ngọc Linh và các loài thuộc chi Nhân sâm

Sâm Ngọc Linh; Trình tự gen; Mã vạch DNA; Đa dạng di truyền; Hệ gen phiêm mã; Panax vietnamensis

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

03 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài