Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

VI 1.1-2012-15

2016-53-073/KQNC

Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà

TS. Nguyễn Văn Lượt, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, PGS.TS. Trần Thu Hương, TS. Phạm Mạnh Hà, ThS. Trần Hà Thu, ThS. Hoàng Mai Anh

Giáo dục chuyên biệt

09/2013

09/2015

26/11/2010

2016-53-073/KQNC

10/03/2016

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:

- Bô sung những lý thuyết, khái niệm về giáo dục giá trị cho trẻ em ở gia đình trong bối cảnh giao thoa văn hóa hiện nay từ các tài liệu nước ngoài, làm phong phú thêm kho tàng lý luận cho ngành tâm lý học ở Việt Nam. Chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về giá trị và giáo dục giá trị cho trẻ em ở gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Góp phần làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi giá trị gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đào tạo năng lực nghiên cứu và kỹ năng tập huấn cho cán bộ, nghiên cứu sinh và học viên cao học, 

- Nghiên cứu một cách có hệ thống các giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. - Đề tài làm rõ quan điểm văn hóa gia đình là một trong những cốt lõi của văn hóa Việt Nam, là nơi khởi nguồn sinh ra và nuôi dưỡng con người trưởng thành. Xây dựng, phát triển nền văn hóa dựa trên các giá trị gia đình được coi là giá trị nội sinh, có ý nghĩa tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình. Trong văn hóa gia đình Việt Nam, các yếu tố văn hóa mới, các yếu tố văn minh, hiện đại tác động đến gia đình, làm thay đổi nếp sống, thói quen mang ý nghĩa tích cực hơn, đồng thời cũng làm giảm đi đáng kể những giá trị được coi là bảo thủ, truyền thống và trì trệ. - Nêu và đánh giá rõ thực trạng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi nhiều giá trị gia đình đã và đang biến đổi. Trước hết là các biến đối giá trị trong hôn nhân, giá trị trong các mối quan hệ của gia đình, giá trị nội tâm và tâm linh, tín ngưỡng... Đồng thời, gia đình Việt Nam cũng đang tiếp nhận những giá trị mới. Trong các giá trị mới, giá trị vay mượn, có những yếu tố sáng tạo để tạo ra các giá trị mới như việc mở rộng không gian giao tiếp của gia đình dựa vào các công nghệ, thiết bị hiện đại. Việc mở rộng các ngôn ngữ giao tiếp cũng làm mới hơn các mối quan hệ trong gia đình. Bên cạnh duy trì các nghi lễ mang tính lễ giáo truyền thống, các thể thức nghi lễ mới cũng xuất hiện làm phong phú hơn đời sống của gia đình, lan tỏa hơn các giá trị sông trong thời kỳ hiện đại. Mặc dù vậy, các giá trị truyền thống của gia đình vân luôn được gìn giữ, làm đa dạng hơn bản sắc đa văn hóa của gia đình Việt Nam.

1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:

- Đưa ra một số khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với các cơ quan chức năng của Trung ương và chính quyền địa phương nhằm nâng cao hơn nhận thức về vai trò quan trọng của việc giáo dục các giá trị chuẩn mực cho trẻ em từ trong gia đình, từ đó chú ý một cách toàn diện khía cạnh gia đình trong các chính sách kinh tế - xã hội. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải tính tới những tác động đối với đời sống gia đình nói chung, giáo dục giá trị cho trẻ em nói riêng. 

- Đề xuất các giải pháp quan tâm củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị nhân văn mới và kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống. Tăng cường giáo dục, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái. Có các hình thức thích hợp nâng cao kiến thức và kỹ năng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hành vi bạo lực của cha mẹ đối với trẻ em.

 

11913

1.9.3. Đóng góp về hệ quả xã hội 

+ Đối với hoạt động quản lý:

Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học trong tam giác: người dân - nhà khoa học - chính quyền trung ương/địa phương.

+ Đối với hoạt động đào tạo:

Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.

+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.

 

Giáo dục giá trị; Trẻ em; Gia đình; Thực trạng; Giải pháp

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 5

Số lượng công bố quốc tế: 1

Không

03 NCS, ThS