liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,941,222
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

DAĐL.CN-10/15

2019-02-477/KQNC

Hoàn thiện công nghệ và thiết bị chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò và phân hữu cơ vi sinh quy mô tập trung

Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Nguyễn Năng Nhượng

TS. Nguyễn Năng Nhượng, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, ThS. Trần Văn Đạt, KS. Cù Thị Hằng, ThS. Trần Bằng Sơn, KS. Trần Thanh Tuấn, ThS. Phạm Ngọc Tuyên, KS. Đỗ Thị Thu Trang, KS. Vũ Ngọc Dũng, ThS. Lê Văn Huyên

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy nông nghiệp

12/2015

11/2018

04/04/2019

2019-02-477/KQNC

04/05/2019

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

- Quy trình công nghệ chế biến thức ăn thô và tinh dạng viên cho trâu, bò từ rơm rạ quy mô tập trung:

+ Thức ăn thô dạng viên cho trâu, bò:

  • Quy mô: 1.400 - 1.500 tấn sản phẩm/năm;
  • Độ ẩm của viên: (14 ÷ 15)%;
  • Chất lượng sản phẩm: Đáp ứng yêu cầu của sản xuấ;t
  • Thời gian bảo quản: Không quá 60 ngày;
  • Yêu cầu nguyên: Rơm, rạ, thân cây ngô khô, dây khoai lang khô, cỏ voi khô v.v..., độ ẩm nguyên liệu ≤ 13%.

+ Thức ăn tinh dạng viên cho trâu, bò:

  • Quy mô: 4.000 - 4.500 tấn sản phẩm/năm
  • Độ ẩm của viên: (12,8 ÷ 13,2)%
  • Chất lượng sản phẩm: Đáp ứng yêu cầu của sản xuất
  • Thời gian bảo quản không quá 90 ngày
  • Yêu cầu nguyên liệu: Ngô hạt, sắn lát, cám gạo, cám mỳ, khô đậu tương v.v… và một phần nhỏ rơm, rạ, thân cây ngô khô, dây khoai lang khô v.v... (nếu cần thiết), độ ẩm nguyên liệu ≤ 13%

+  Lĩnh vực áp dụng: Chăn nuôi đại gia súc

- Quy trình công nghệ chế biến rơm, rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác làm thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh (TMR) cho trâu, bò phù hợp với quy mô tập trung:

+ Năng suất: 1,5 tấn/mẻ, tương đương 3 tấn thức ăn TMR/giờ hoặc lớn hơn;

+ Độ đồng đều sản phẩm sau khi trộn:  (90 ÷ 92)%

+ Đảm bảo cung cấp đủ chất dịnh dưỡng cho trâu, bò cho từng mục đích nuôi (bò sữa hoăc bò thịt) và nứa tuổi nuôi.

+ Lĩnh vực áp dụng: Chăn nuôi đại gia súc

- Quy trình công nghệ công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác và phế thải chăn nuôi quy mô tập trung:

+ Quy mô: 4.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm hoặc lớn hơm;

+ Chất lượng phân bón:

  • Hàm lượng chất hữu cơ tổng số: 44,55% với nguyên liệu là rơm, rạ và 58,97% với nguyên liệu là chất thải chăn nuôi;
  • Mật độ vi sinh vật tuyển chọn: 3,5x107 CFU/gam với nguyên liệu là rơm, rạ và 1,68x106 CFU/gam với nguyên liệu là chất thải chăn nuôi;
  • Độ ẩm: ≤ 30%;
  • Đáp ứng TCVN về hàm lượng các kim loại nặng.

+ Lĩnh vực áp dụng: Sản xuất phân bón hữu cơ

1.8.2. Máy, thiết bị

- Thiết bị chế biến rơm, rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác làm thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh (TMR) cho trâu, bò:

+ Thiết bị cùng lúc thực hiện các công đoạnh: Cân định lượng tự động nguyên liệu, cắt nhỏ sơ bộ và phối trộn rơm, rạ cùng các phụ phế phẩm nông nghiệp khác theo công thứ làm thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh (TMR) cho trâu, bò;

+ Dung tích thùng trộn: 5,5 m3;

+ Liên hợp với máy kéo công suất 50 - 80 HP;

+ Thiết bị có chức ăn rải thức ăn vào máng ăn cho bò sau khi trộn khi liên hợp với máy kéo.

+ Yêu cầu nhà xưởng:  Không

+ Yêu cầu nhân lực: 2 người (01 người điều khiển máy trộn và 01 người điều khiển máy cấp liệu)

+ Công nghệ và thiết bị: Sẵn sàng chuyển giao. Chuyển giao Công nghệ cùng thiết bị hoặc theo yêu cầu của khách hàng

+ Hình thức chuyển giao: Chìa khóa trao tay hoặc các hình thức khác theo yêu cầu

- Dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn viên cho trâu, bò từ rơm, rạ và các nguyên liệu khác:

+ Dây chuyền thiết bị đồng bộ;

+ Năng suất:

  • Thức ăn thô dạng viên: 800 - 1.000 kg/giờ với đường kính viên Ф10mm và 1.000 - 1.150 kg/giờ với đường kính viên Ф12mm;
  • Thức ăn tinh dạng viên: 2.200 - 2.500 kg/giờ với đường kính viên Ф4mm.

+ Chất lượng sản phẩm:

  • Thức ăn thô dạng viên: Độ ẩm viên (13¸14)%; Khối lượng riêng của viên: (0,56¸0,62) kg/m3; Độ bền của viên: (96¸98)%;
  • Thức ăn tinh dạng viên: Độ ẩm viên (12,8¸13,2)%; Khối lượng riêng của viên: (0,62¸0,72) kg/m3; Độ bền của viên: (97¸98)%.

+ Yêu cầu nhà xưởng:  Diện tích nhà xưởng 1.000 - 1.500 m2, nhà khung thép, lợp mái tôn

+ Yêu cầu nhân lực: 10 - 12 người

+ Công nghệ và thiết bị: Sẵn sàng chuyển giao. Chuyển giao Công nghệ cùng thiết bị hoặc theo yêu cầu của khách hàng

+ Hình thức chuyển giao: Chìa khóa trao tay hoặc các hình thức khác theo yêu cầu

- Dây chuyền thiết bị sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác và phế thải chăn nuôi năng suất 8 - 10 tấn/ngày:

+ Năng suất đến 15 tấn/ngày;

+  Sản phẩm phân hữu cơ VS: Dạng viên và dạng bột;

+ Đường kính viên: Φ6 và Φ10mm;

+ Độ ẩm sản phẩm: ≤ 30%;

+ Chất lượng phân: Đáp ứng TCVN và yêu cầu của sản xuất.

+ Yêu cầu nhà xưởng: Diện tích nhà xưởng 600 - 800 m2, nhà khung thép, lợp mái tôn

                                     Sân có mái che để ủ nguyên liệu: 800 - 1.000 m2

+ Yêu cầu nhân lực: 8 - 10 người

+ Lĩnh vực áp dụng: Sản xuất phân bón

+ Công nghệ và thiết bị: Sẵn sàng chuyển giao. Chuyển giao Công nghệ cùng thiết bị hoặc theo yêu cầu của khách hàng

+ Hình thức chuyển giao: Chìa khóa trao tay hoặc các hình thức khác theo yêu cầu

16037

a/. Hiệu quả kinh tế

* Đối với thức ăn cho trâu, bò:

-  Mô hình chế biến thức ăn tinh dạng viên cho trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao và vốn đầu tư phù hợp với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô 4.000 - 4.500 tấn sản phẩm/năm.

-  Mô hình chế biến thức ăn thô dạng viên cho trâu, bò giúp các cơ sở chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn, nhất là về mùa đông ở khu vực miền núi phía Bắc và mùa khô khu vực miền Trung và Tây nguyên.

- Sử dụng thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh (TMR) đáp ứng yêu cầu chăn nuôi bò thịt quy mô tập trung, đảm bảo dinh dưỡng cho bò ở từng độ tuổi và phù hợp với thực tế chăn nuôi ở Việt Nam. Qua theo dõi, đánh giá trong thực tế thấy bò sử dụng hết khẩu phần ăn và sinh trưởng, phát triển tốt.

- Do máy thực hiện được nhiều công đoạn đồng thời, do vậy giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất và chủ động trong việc cung cấp thức ăn cho bò.

* Đối với phân hữu cơ vi sinh:

- Kết quả khảo nghiệm đánh giá phân bón đối với một số đối tượng cây trồng (cây ăn quả, cây rau màu, cây hàng năm (hoa, cỏ) cho thấy hiệu quả năng suất tăng 13-14% so với dùng phân vô cơ đơn thuần.

- Mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, nếu sản xuất hết công suất, với thời gian sản xuất là 22 ngày thì lượng sản phẩm lợi nhuận khoảng 1,8 tỷ đồng/năm và thời gian thu hồi vốn khoảng 1,8 năm.

b/. Hiệu quả xã hội

- Hiện nay với khoảng 6,33 triệu con bò và 2,14 triệu con trâu, hàng năm cần một lượng rất lớn thức ăn thô, chỉ tính riêng cho bò hàng năm cần khoảng 30 - 35 triệu tấn. Do chưa có công nghệ và thiết bị phù hợp nên hàng năm một lượng rất lớn phụ phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây ngô, lá ngọn mía v.v...) phải bỏ đi, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, trong khi ngành chăn nuôi trâu, bò còn đang thiếu thức ăn, nhất là về mùa đông. Thành công của Dự án góp phần sử dụng hiệu quả phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đầy ngành chăn nuôi đại gia súc nói chung và trâu, bò nói riêng phát triển bền vững.

- Trong sản xuât nông nghiệp phân bón và giống có thể xem là 2 yếu tố có tính quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Việc sử dụng các loại phân vô cơ và hoá chất bảo vệ thực vật đã làm cho năng suất mùa màng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón vô cơ lâu ngày với liều lượng cao đã hạn chế sự phát triển của quần thể sinh vật đất, mật độ sinh vật học trong đất giảm và nhất là các loại sinh học vật có ích đối với cây trồng. Đây chính là nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa, cằn cỗi và chai cứng. Việc đất bị thoái hóa là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng giảm.

- Bón phân hữu cơ cho cây trồng, ngoài cung cấp dưỡng chất cho cây còn góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển, từ đó góp phần làm giảm đáng kể lượng phân bón vô cơ. Chất hữu cơ trong đất sẽ được chuyển hóa thành mùn và yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới độ phì nhiêu của đất. Vì vậy cũng có thể nói, bón phân hữu cơ nhất là phân hữu cơ vi sinh góp phần bảo vệ đất và tăng năng suất cây trồng.

- Thành công của Dự án góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững và xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường. Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ, nhất là phân hữu cơ vi sinh ở Việt nam đang ngày một lớn. Vì hiện trong tổng số 11 tấn phân bón sử dụng hàng năm, phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa đến 10%.

* Ý nghĩa khoa học

- Ứng dụng công nghệ và hệ thống thiết bị của Dự án ngoài góp phần nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ vi sinh, giúp sử dụng hiệu quả phụ phế phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường mà còn giúp cho các doanh nghiệp thấy được vai trò và hiệu quả khi áp dụng các thành tựu KHCN. Là minh chứng để các doanh nghiệp mạnh dạn và chủ động hơn trong việc nghiên cứu, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất;

- Thông qua công tác chuyển giao, ứng dụng kết quả của dự án sẽ:

+ Nâng cao năng lực và kinh nghiệm về công nghệ và thiết bị chế biến thực ăn chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh;

+ Tạo sự phối kết hợp hài hòa của các lĩnh vực: Công nghệ; thiết kế, chế tạo thiết bị và điều khiển, giám sát hoạt động của dây chuyền thiết bị;

+ Nâng cao năng lực và kinh nghiệm của các cơ sở chế tạo các thiết bị của ngành nông nghiệp.

Quy trình sản xuất phân hữu cơ đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1712 theo quyết định số 29158/QĐ-SHTT ngày 02/05/2018

Sản xuất; Thiết bị; Thức ăn chăn nuôi; Phân hữu cơ vi sinh; Công nghệ

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

- Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến thức ăn thô và tinh dạng viên cho trâu, bò từ rơm rạ quy mô tập trung áp dụng tại cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi T&T 159; Địa chỉ SX: Xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất - Hà Nội. Hiện mô hình này tạm dừng do chi phí thu gom rơm ra quy mô lớn gặp nhiều khó khăn và chi phí cao, do vậy giá thành thức ăn sản xuất ra cao, không đảm bảo hiệu quả.

- Quy trình công nghệ và thiết bị chế biến rơm, rạ và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác làm thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh (TMR) cho trâu, bò phù hợp với quy mô tập trung áp dụng tại trang trại chăn nuôi thuộc Công ty Cổ phần chăn nuôi T&T 159; Địa chỉ: Thôn Trường Yên, xã Yên Mông, tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên do quy mô chăn nuôi ở đây lớn, thường xuyên có 2.500 – 3.000 con trâu, bò nuôi vỗ béo, do vậy công ty phải mua máy trộn thức ăn TMR năng suất 5 – 6 tấn/mẻ (gấp 4 lần năng suất của máy dự án) của nước ngoài.

- Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp khác và phế thải chăn nuôi quy mô tập trung áp dụng tại cơ sở sản xuất phân bón thuộc Công ty CP Cánh cổng vàng Việt Nam; Địa chỉ SX: Đông Anh, Hà Nội. Hiện Công ty đang tìm địa điểm khác để xây dựng nhà xưởng do nhà xưởng cũ phải trả lại cho đơn vị cho thuê sử dụng vào mục đích khác.

- Tư vấn về quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị cho Dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ quy mô 50.000 tấn/năm tại huyện Mường Khùn, tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Công ty TNHH phát triển nông nghiệp lào TTL làm chủ đầu tư.

- Giúp các cơ sở chăn nuôi đại gia súc và các cơ sở sản xuất phân bón nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững;

- Giúp sử dụng hiệu quả phụ phế phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp;

- Góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và kết hoạch sản xuất phân bón hữu cơ và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ở Việt Nam.

- Hình thức nhân rộng: Dạng chìa khóa trao tay hoặc các hình thức khác theo yêu cầu của chủ đầu tư thông qua kênh sau:

+ Các trung tâm kết nối cung - cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó có Trung tâm đặt tại Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ STH;

+ Giới thiệu tại các hội chợ triển lãm, trình diễn công nghệ v.v...;

+ Các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, các Website, một số kênh truyền hình của Trung ương và một số địa phương...

+ Các Sở KHCN và Sở NN và PTNT các tỉnh trồng nhiều chè;

+ Thông qua Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam;

+ Cơ quan chủ trì dự án giới thiệu trực tiếp cho các doanh nghiệp

- Hình thức chuyển giao: Chìa khóa trao tay hoặc các hình thức khác theo yêu cầu

+ Chuyển giao công nghệ và thiết bị trọn gói theo dạng chìa khóa trao tay;

+ Chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức khác theo yêu cầu.