
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây rau màu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Mô hình nuôi dê Bách Thảo tại huyện Tuyên Hóa
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo và ứng dụng hệ thống quan trắc tự động môi trường khí thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Phú Thọ
- Tư liệu hóa và phục dựng một số di sản văn hóa truyền thống điển hình của người Dao quần chẹt trên địa bàn huyện Yên Lập
- Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
- Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Innovation) của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030
- Khảo sát đặc điểm dịch tễ lâm sàng cận lâm sàng bệnh Tay chân miệng tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu (từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013)
- Đánh giá toàn diện tác động của con người đến thủy văn và môi trường trên hệ thống sông Hồng đoạn chảy qua đồng bằng Bắc Bộ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vùng năng lượng và các tính chất truyền dẫn của điện tử ở các cấu trúc nano dựa trên graphene và các vật liệu tựa graphene



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.05/16-20
2021-02-1486/KQNC
Ứng dụng công nghệ chiếu xạ để sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo dùng làm chất xơ thực phẩm
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Duy Lâm
ThS. Lã Mạnh Tuân ThS. Phạm Cao Thăng; TS. Bùi Kim Thúy; ThS. Trần Băng Diệp; ThS. Nguyễn Tiến Khương; TS. Lê Xuân Hảo; TS. Trần Hồng Thao; ThS. Đỗ Trọng Hưng; ThS. Nguyễn Đức Minh
Kỹ thuật thực phẩm
07/2019
04/2021
14/09/2021
2021-02-1486/KQNC
08/10/2021
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
a) Những kết quả/sản phẩm có khả năng ứng dụng của nhiệm vụ:
- Sản phẩm 1: Quy trình công nghệ sản xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ gạo ứng dụng công nghệ chiếu xạ;
- Sản phẩm 2: Hệ thiết bị sản xuất RMD-20 năng suất 30-50 kg nguyên liệu/mẻ;
- Sản phẩm 3: Maltodextrin kháng tiêu hóa (chất xơ hòa tan RMD-20);
- Sản phẩm 4: Các thực phẩm chế biến ứng dụng RMD-20 (12 loại)
- b) Đã ứng dụng như thế nào? vào lĩnh vực, hoạt động gì?
-
Năm 2021-2022:
- Hoàn thiện sản phẩm 1 (quy trình công nghệ) trên hệ thiết bị quy mô 50 kg nguyên liệu /mẻ;
- Thiết lập xưởng sản xuất với sản phẩm 2;
- Sản xuất 200 kg sản phẩm RMD-20 (sản phẩm 3);
- Phát triển thực phẩm (sản phẩm 4) ứng dụng RMD-20 tại 03 doanh nghiệp.
- Ký hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm RMD-20
-
Năm 2022-2023:
- Giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Hạ Long 2023
- Đăng ký bảo hộ Giải pháp hữu ích tại Cục SHTT.
-
d) Có chuyển giao công nghệ không:
Có chuyển giao sản phẩm 3 và sản phẩm 4 cho Công ty VIFON năm 2021-2022
11.1. Hiệu quả kinh tế
Là sản phẩm nghiên cứu và thử nghiệm ở quy mô pilot nên giá thành thiết bị và sản phẩm còn cao. Chi phí sản xuất đang ở mức 13 đô la/1 kg sản phẩm, cao hơn giá bán ra của sản phẩm nước ngoài (10 đô la/kg). Tuy nhiên, giá thành sản phẩm sẽ giảm nhiều khi sản xuất ở quy mô công nghiệp. Mặt khác còn phải có quá trình xúc tiến thương mại sản phẩm vì đây là sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Tiềm năng ứng dụng là lớn và khả thi.
11.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được đánh giá đầy đủ chỉ khi công nghệ được chuyển giao và sản phẩm RMD được ứng dụng. Khi đó hiệu quả thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Khai thác sử dụng được gạo chất lượng thấp như giống IR50404, OM576 có giá thành và phẩm chất thấp để chế biến thành sản phẩm có giá trị cao.
- Tạo ra được những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao có lợi cho sức khỏe người tiêu thụ.
- Đóng góp cho KHCN định hướng phục vụ kinh tế xã hội.
11.3. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã sản xuất thành công sản phẩm maltodextrin kháng tiêu hóa có chất lượng cao và đã ứng dụng trong chế biến hàng chục loại thực phẩm giàu chất xơ. Nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ và chế tạo được hệ thống thiết bị sản xuất đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại. Hệ thiết bị hoạt động đồng bộ, bán tự động, quy mô pilot, năng suất 50 kg nguyên liệu/mẻ. Quy trình công nghệ và hệ thiết bị này có thể dễ dàng hoàn thiện, phát triển để sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại. Một số phát hiện mới có ý nghĩa khoa học và ứng dụng lớn đã được đề tài công bố quốc tế và đăng ký SHTT bao gồm: 1 - Tác dụng cộng hưởng của chiếu xạ gamma và nhiệt phân tới sự hình thành chất kháng và độ hòa tan của tinh bột gạo; 2- Sử dụng chiếu xạ gamma kết hợp với axit làm xúc tác hỗn hợp cho quá trình nhiệt phân làm tăng tối đa hàm lượng chất kháng, giảm lượng chất xúc tác axit, giảm nhiệt độ và thời gian phản ứng nhiệt phân; 3- Xử lý tinh bột gạo theo trình tự nhiệt phân trước, chiếu xạ sau không những làm tăng hàm lượng chất kháng đáng kể mà còn làm giảm được độ màu của sản phẩm sau nhiệt phân./.
Chiếu xạ; Maltodextrin; Tinh bột gạo; Kháng tiêu hoá; Chất xơ; Thực phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 1
- Đơn yêu cầu bảo hộ “Giải pháp hữu ích” số 2-2023-00493 được nộp ngày 27/4/2021;
- Dự định cấp bằng bảo hộ “Giải pháp hữu tích” (Công văn của Cục SHTT số 9538/SHTT-SC ngày 31/01/2024)
• Tiến sĩ: 01 nghiên cứu sinh (2020-2024) dự kiến bảo vệ trong 2024; • Thạc sĩ: 03 thạc sĩ đã được cấp bằng (2020-2021); • Kỹ sư: 02 kỹ sư đã được cấp bằng (2021).