Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,705,340
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NHCN.2022.04

20 /ĐKKQ-2023

Hỗ trợ quản lý khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Cát Bà Xanh cho sản phẩm mật ong Cát Bà huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng

Công ty TNHH tư vấn và phát triển thương hiệu AMC Việt Nam

UBND TP. Hải Phòng

Tỉnh/ Thành phố

KS. Nguyễn Văn Hiếu

KS. Nguyễn Văn Ba,CN. Nguyễn Bá Hội,CN. Nguyễn T Thu Hương,ThS. Phạm Thế Bảo,CN. Đào Tiến Dũng,CN. Đặng Mạnh Quân,,CN. Bùi Phương Linh,CN. Phạm Thị Thu Trang

Khoa học nông nghiệp

01/06/2022

01/10/2023

24/10/2023

20 /ĐKKQ-2023

06/11/2023

Trung tâm thông tin, thống kê khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng

Kết quả của nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức triển khai quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế, theo đó nhãn hiệu chứng nhận "Cát Bà Xanh" cho sản phẩm mật ong Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng được vận hành và đưa vào sử dụng trên thực tế.

HPG.2024.006

Về kinh tế, nhiệm vụ đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, chuẩn hóa chất lượng thông qua việc xây dựng các tiêu chí chứng nhận về chất lượng sản phẩm. hệ thống nhận diện thương hiệu và truy xuất nguồn gốc từ đó củng cố niềm tin của người tiêu dùng về một sản phẩm đặc sản từ tự nhiên. Điều này mật ong Cách Bà mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận các kênh tiêu thụ cao cấp, cải thiện giá bán sản phẩm, trên cơ sở đó gia tăng và ổn định thu nhập cho các hộ sản xuất.

Nhãn hiệu; Chứng nhận nhãn hiệu; Cát Bà xanh; Mật ong; Cát Bà

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Dự án khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cát Bà Xanh” đã tạo tiền đề thúc đẩy quy mô và sự phát triển của sản phẩm mật ong Cát Bà theo hướng hiện đại và bền vững. 
Quy trình sản xuất được chuẩn hóa, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giúp nâng cao và đồng nhất chất lượng sản đầu ra.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã QR được triển khai, đảm bảo tính minh bạch và gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm.
Quy mô sản xuất, từ nhỏ lẻ mang tính cá thể, đã chuyển hướng sang mô hình liên kết hợp tác, thúc đẩy kinh tế tập thể từ đó phát huy hơn nữa danh tiếng và chất lượng đặc trưng của sản phẩm. thúc đẩy mở rộng thị trường đối với sản phẩm. Nhờ ứng dụng các kết quả từ dự án, sản phẩm mật ong Cát Bà không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn có tiềm năng lớn để thương mại trên nhiều địa bàn khắp cả nước cũng như mở rộng xuất khẩu, từng bước trở thành sản phẩm đặc sản cao cấp gắn bó và hỗ trợ gia tăng giá trị dịch vụ du lịch từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và quảng bá thương hiệu du lịch của địa phương.
Mô hình tổ chức quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (sơ đồ mô hình quản lý) được thống nhất và vận hành thông qua việc hướng dẫn việc lập hồ sơ, thẩm định và tổ chức ghi nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Thành công của Nhiệm vụ " Hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cát Bà Xanh" cho sản phẩm mật ong Cát Bà huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” là cơ hội thuận lợi để phát huy thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mật ong Cát Bà, củng cố và gia tăng niềm tin của người sản xuất đối với việc bảo tồn và phát triển sản vật đặc sản của địa phương, song hành phát triển kinh tế hộ với phát triển kinh tế
địa phương bền vững.
Giá trị sản phẩm mật ong Cát Bà được nâng cao rõ rệt khi được thương mại trong những mẫu bao bì chuyên nghiệp, bắt mắt, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng cùng với hệ thống nhận diện đồng nhất, đầy đủ thông tin thay xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Hệ thống truy xuất nguồn gốc và nhận diện thương hiệu được đưa vào sử dụng giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh thành lớn trên cả nước. Việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đảm bảo giữ gìn danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm và các giá trị văn hóa của Mật ong Cát Bà.
Nhiệm vụ cũng là cơ sở để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên các kênh phân phối hiện đại như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, giảm phụ thuộc vào các phương thức truyền thống.
Ngoài ra, việc xây dựng mô hình kinh tế tập thể và các công cụ quản lý hiệu quả giúp tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí tiếp cận thị trường, đồng thời tạo tiền đề để nhân rộng mô hình này cho các sản phẩm nông nghiệp khác, góp phần phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.