- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển Vịnh Rạch Giá - Kiên Giang
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vắc xin viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero
- Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin của Trung tâm tích hợp dữ liệu các cơ quan Đảng và Đoàn thể trong công tác quản lý điều hành tại Tỉnh ủy Nam Định
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý hoạt động của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai
- Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò huyết
- Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng phát hiện sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu phân lập các dòng tế bào hybridoma sản xuất 4 loại kháng thể đơn dòng cho bốn kháng nguyên A B AB và D (Quy định nhóm máu ABO và Rh)
- Nghiên cứu phân tích và xây dựng các hồ sơ công nghệ phục vụ phát triển ngành năng lượng giai đoạn 2021-2025
- Ứng dụng kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục với thuốc Levobupivacaine phối hợp Fentanyl tại bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KQ050838
2022-99-0312/KQNC
Hỗ trợ thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
Công ty TNHH Tư vấn quản lý & phát triển doanh nghiệp Á Châu
Bộ Công Thương
Quốc gia
ThS. Quách Thạch Thi
KS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS. Phan Thị Sửu, ThS. Đàm Văn Chiều, ThS. Vũ Thắng Văn, ThS. Nguyễn Hồng Việt, ThS. Đặng Anh Tuân, ThS. Nguyễn Xuân Trường, CN. Bùi Thu Hằng, CN. Nguyễn Thị Hồng Vân
Kỹ thuật thực phẩm
01/01/2017
01/12/2018
04/07/2019
2022-99-0312/KQNC
31/03/2022
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ, có 12 doanh nghiệp đã được hỗ trợ hướng dẫn xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Mười hai (12) doanh nghiệp được đánh giá bởi tổ chức chứng nhận độc lập và đều nhận được chứng chỉ ISO 22000:2005
- Thông tin hiệu quả tại doanh nghiệp điển hình:
- 100% doanh nghiệp điểm được cải thiện về số lần vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất, tỷ lệ sản phẩm lỗi trong sản xuất và chỉ số nhận thức của cán bộ công nhân viên
- 60% doanh nghiệp cải thiện số vụ thu hồi sản phẩm do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- 50% doanh nghiệp điểm được cải thiện giảm số lượng phàn nàn của khách hàng liên quan đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về hiệu quả kinh tế:
Sau khi triển khai và áp dụng cho các doanh nghiệp, nhiệm vụ đã mang lại những hiệu quả kinh tế sau:
- Tạo thương hiệu, nâng cao uy tín giúp các doanh nghiệp tham gia dự án phát triển sản xuất kinh doanh
- Việc áp dụng hệ thống quản lý ISSO 22000:2005 giúp doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận được những công nghệ quản lý tiên tiến nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp, tổ chức.
- Việc áp dụng HTQL an toàn thực phẩm còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu những sản phẩm, dịch vụ không phù hợp góp phần vào việc giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo lập niềm tin nơi khách hàng.
- Chính những điều này giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt qua được rào cản kỹ thuật trong thương mại giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới dễ dàng và thuận tiện hơn.
Khi các doanh nghiệp được triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sẽ giúp các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đạt yêu cầu xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài của khách hàng).
Về hiệu quả xã hội:
Song song với việc mang lại hiệu quả cho nền kinh tế thì việc áp dụng hệ thống quản lý còn mang lại những hiệu quả xã hội.
- Tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thúc đẩy phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
- Việc áp dụng hệ thống quản lý ATTP còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc hoạt động hiệu quả mang lại những sản phẩm chất lượng, ATTP và nâng cao sự thỏa mãn của người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý VSATTP cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm góp phần vào chăm lo sức khỏe cho cộng đồng xã hội.
Qua mục tiêu nhân rộng thì không những 12 doanh nghiệp trên được phổ biến, hướng dẫn triển khai áp dụng mà còn nhân rộng mô hình ra hiều doanh nghiệp khác để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có sự đầu tư đúng mức về việc triển khai áp dụng ISO 22000:2005. Giúp các doanh nghiệp thực hiện cam kết đối với xã hội để có thể phát triển một cách bền vững.
Quản lý; An toàn thực phẩm; Doanh nghiệp; Chế biến thực phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không