- Nghiên cứu đề xuất các mô hình khai thác bền vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ phù hợp với toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Đào tạo hướng dẫn thực hành phương pháp cải tiến liên tục Kaizen tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp
- Nghiên cứu xử lý tồn dư kháng sinh trong nước bằng vật liệu chitosan biến tính
- Hoàn thiện công nghệ và hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý biogas quy mô trang trại đáp ứng quy định xả thải
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng quy trình xác định cấp độ rủi ro thiên tai do bão áp thấp nhiệt đới và nước dâng do bão
- Xây dựng công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao dựa trên nước cốt chiết xuất nấm Bào ngư và nấm Linh chi
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp thủy sản theo hướng hàng hóa quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát chất lượng môi trường không khí bằng công nghệ Lidar mặt đất và viễn thám ứng dụng thử nghiệm tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng
- Đánh giá thực trạng về kinh tế tư nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân tại thành phố Cần Thơ
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
000.00.16.G06-240108-0004
2024-02-0027/NS-KQNC
Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai (Haliotis asinina)
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ
ThS. Lại Duy Phương
ThS. Nguyễn Xuân Sinh, ThS. Đặng Minh Dũng, ThS. Đinh Thị Hải Yến, ThS. Phạm Thành Công, ThS. Đỗ Mạnh Dũng, TS. Đỗ Anh Duy, ThS. Nguyễn Văn Hiếu, ThS. Nguyễn Văn Giang
Di truyền học và nhân giống thuỷ sản
01/2020
12/2022
09/08/2023
2024-02-0027/NS-KQNC
09/01/2024
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Bào ngư vành tai; Nhân giống; Sinh sản; Ấu trùng; Quy trình công nghệ; Haliotis asinina
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
1/ Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ thủy sản AS Hoàng Ngọc 2. Địa chỉ: Cơ sở sản xuất giống tại thôn Mỹ Tường 1, Xã Nhơn Hải, Huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. 2/ Công ty TNHH thương mại dịch vụ và đầu tư thủy sản Khánh Hà. - Địa chỉ: Cơ sở sản xuất giống tại thôn Tân Đức Đông, xã Vạn Lương, huyên Vạn Ninh, Khanh Hòa. 3/ Công Ty TNHH Thủy sản Hùng Hải - Địa chỉ: Cơ sở sản xuất giống tại Tổ dân phố số 6, Phường Bàng La, Q. Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.
• Đảm bảo chất lượng: Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kết quả cho thấy, nguồn nước cấp, thải và chất lượng thức ăn sử dụng được quản lý tốt. Sản phẩm tạo ra là bào ngư giống có kích cỡ đồng đều, tỷ lệ dị hình thấp, con giống mau lớn, không nhiễm dịch bệnh trong quá trình nuôi, sản phẩm con giống có chất lượng. Qua đó cho thấy, Quy trình kỹ thuật do dự án tạo có giá trị ứng dụng và khuyến khích nhân rộng quy mô sản xuất trong những năm tới. • Giảm thiểu tác động đến môi trường: Quy trình công nghệ áp dụng kỹ thuật sản xuất thân thiện môi trường, không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất (chỉ sử dụng hóa chất để vệ sinh trang trại và dụng cụ sản xuất). Qua đó có thể nhận xét là việc ứng dụng quy trình sản xuất này không tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Hơn nữa, thông qua việc tạo ra con giống nhân tạo sẽ góp phần hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, qua đó gián tiếp giảm thiểu tác động đến nguồn lợi và môi trường sống của quần thể bào ngư ngoài tự nhiên. • Có triển vọng mở rộng sản xuất: Quy trình công nghệ thể hiện được tính mới, hiệu quả và có tác động tích cực đến môi trường. Vì vậy, đây là quy trình có triểm vọng nhân rộng trong sản xuất. Thực tế, hiện nay số lượng bào ngư giống trong nước, sản xuất hàng năm chỉ đáp ứng được dưới 10% nhu cầu. Vì thế, nhu cầu về bào ngư giống ở nước ta hiện nay là rất lớn. Dự án được triển khai sẽ là điều kiện khả thi về kỹ thuật để ứng dụng nhân rộng mô hình đến các tập thể và cá nhân đang làm nghề sản xuất giống và nuôi biển trên toàn quốc. Đánh giá, nhận xét: Mô hình sản xuất giống bào ngư vành tai (Haliotis asinia) được nghiên cứu hoàn thiện đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi biển, tạo sinh kế mới và nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân làm nghề nuôi trồng hải sản vùng ven biển và hải đảo. Đây là tiến bộ kỹ thuật được xây dựng trên cư sở khoa học, có tính ứng dụng cao, mang hại hiệu quả kimh tế trong sản xuất thủy sản.
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số hình thức chuyển giao kết quả của dự án: - Hội thảo và mở lớp đào tạo tập huấn: Tổ chức hội thảo và mở lớp tập huấn đào tạo là một cách hiệu quả để chuyển giao kết quả của dự án này. Các cán bộ khoa học thực hiện dự án sẽ trực tiếp cung cấp thông tin, hướng dẫn và thực hành trực tiếp cho người tham dự. - Tài liệu và hướng dẫn: Chuẩn bị và phân phối tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn, bài viết hoặc tài liệu tham khảo có thể giúp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Đây là một phương pháp có thể tiếp cận rộng rãi và cho phép người nhận tự học và tham khảo theo nhu cầu của họ. - Đối tác và hợp tác: Thiết lập mối quan hệ đối tác và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu hoặc chuyên gia trong lĩnh vực liên quan có thể giúp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Qua việc hợp tác, các bên có thể chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, đồng thời cung cấp hỗ trợ và tư vấn trong quá trình chuyển giao. Truyền thông: Sử dụng phương tiện truyền thông và các hoạt động công cộng hóa để thông tin và giới thiệu về tiến bộ kỹ thuật. Điều này có thể bao gồm viết bài trên các phương tiện truyền thông, hoặc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin rộng rãi. Quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thường là một quá trình tương đối phức tạp và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và nguồn lực. Quan trọng nhất là tìm ra cách tốt nhất để phù hợp với đối tượng chuyển giao để đảm bảo hiệu quả và ứng dụng thực tế của tiến bộ kỹ thuật.