
- Phát triển phương pháp số cho mô phỏng quá trình khuếch tán và ứng xử của kết cấu tấm vỏ chịu tải trọng cơ nhiệt
- Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải: nội dung và khả năng gia nhập của Việt Nam
- Sử dụng phương pháp sinh học phân tử hiện đại kết hợp với phương pháp hình thái truyền thống được cập nhật để xác định mối quan hệ phát sinh hệ thống của một số nhóm loài Thông ở Việt Nam chưa thấy sự phân biệt rõ rệt về hình thái
- Biểu diễn của nhóm tuyến tính tổng quát và Đồng cấu chuyển Singer
- Một số vấn đề nghiên cứu trong giải tích ngẫu nhiên
- Xấp xỉ tín hiệu với số chiều rất lớn có đầu vào ngẫu nhiên và mạng neuron sâu
- Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tạo chế phẩm từ lá chay Bắc Bộ (Artocarpus tonkinensis Chev ex Gagnep) và tác dụng điều biến miễn dịch chống ung thư tủy xương cấp của chế phẩm và một số chất sạch tách được
- Tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
SXTN.03.15/CNSHCB
2019-02-0358/KQNC
Hoàn thiện công nghệ sản xuất nước mắm đặc sản được tạo hương bằng chế phẩm vi sinh vật
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Bùi Thị Thu Hiền
ThS. Phạm Thị Điềm; ThS. Vũ Thị Quyên; ThS. Phan Thị Hương; KS. Nguyễn Văn Thành; KS. Vũ Xuân Sơn; CN. Bùi Thị Minh Nguyệt; TS. Trần Thị Lệ Quyên
Kỹ thuật thực phẩm
07/2015
12/2017
28/12/2017
2019-02-0358/KQNC
10/04/2019
Nước mắm; Công nghệ; Vi sinh vật; Chế phẩm; Tạo mùi hương; Sản xuất
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
- Công ty Cổ phần Chế biến, Dịch vụ Thủy sản Cát Hải (Nước mắm Cát Hải - Công nghệ đã được triển khai thực nghiệm tại Công ty Cổ phần Chế biến Hải sản Nam Định (Nước mắm Ninh Cơ), - Công ty TNHH Nuôi trồng, Chế biến Thủy sản Liên Phong (Nước mắm Sa Châu)
Kết quả của sáng kiến đã cải tiến công nghệ, tăng hiệu suất thu hồi đạm từ 0,55 lên 0,7 lít/kg nguyên liệu. Một bài toán kinh tế với hiệu quả rất rõ ràng nếu sản xuất theo phương pháp cổ truyền của Doanh nghiệp thì 1kg cá sẽ thu hồi được 0,55 lít nước mắm có độ đạm 27-30g/N (giá bán 85.000 đồng/1lit), sản phẩm của giải pháp có hiệu suất thu hồi 0,7 lit/kg với độ đạm tương đương. Với công suất sản xuất của doanh nghiệp hiện nay 5.000 tấn cá/ năm, hiệu quả kinh tế mà giải pháp mang lại so với phương pháp cổ truyền khoảng 10-12 tỷ đồng mỗi năm. Sáng kiến sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, cho cơ sở sản xuất và cho người lao động. Như vậy, kết quả của sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng mở rộng thị trường lớn, giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh nhờ: - Tận dụng triệt để nguyên liệu, giảm thất thoát trong quá trình chế biến. Rút ngắn được 30% thời gian sản xuất nước mắm truyền thống (từ 12-15 tháng xuống còn 8-10 tháng), tăng vòng quay vốn, giảm chi phí nhân công và hao phí trong sản xuất. - Đã cải thiện được hương nước mắm truyền thống, kiểm soát được hương nước mắm theo mong muốn (mùi nhẹ, mùi nặng,...). Đã làm giảm sẫm màu được nước mắm truyền thống. Đã nâng cao được chất lượng nước mắm truyền thống (màu sắc, mùi vị, an toàn thực phẩm,...). Đã cải tiến được công nghệ tăng đạm, giảm mặn theo yêu cầu (lựa chọn được độ đạm khác nhau, từ 30-60 gN/l) quy mô sản xuất. - Công nghệ phù hợp với năng lực quản lý và điều hành của đơn vị, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nguyên liệu được xử lý triệt để, trong thời gian ngắn ngay từ công đoạn đầu của quá trình chế biến
Hình thức chuyển giao công nghệ.