
- Nghiên cứu đảm bảo thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn lai F1 giữa lợn rừng Việt Nam và lợn nái Móng Cái
- Khai thác nguồn gen một số giống nho quý để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất nho phục vụ tiêu dùng và chế biến rượu
- Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen cagA vacA và tính kháng thuốc của chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Thái Bình
- Nghiên cứu tăng cường hoạt tính sinh học và sinh khả dụng của một số hoạt chất tiềm năng phân lập từ thảo dược Việt Nam nhờ tổ hợp với các tiểu phần nanoliposome
- Thể chế về đất đai trong quá trình phát triển đất nước
- Triển khai một số giải pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại bếp ăn tập thể doanh nghiệp các khu công nghiệp tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số mác vật liệu nhựa đặc chủng ứng dụng trong quốc phòng
- Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ dọc cửa sông Cửu Long
- Đối ngoại đa phương của Việt Nam: Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
DAĐL.CN-11/15
2020-02-503/KQNC
Hoàn thiện công nghệ và thiết bị cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía tại các vùng chuyên canh
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Nguyễn Đức Thật
ThS. Trần Bằng Sơn; KS. Bùi Thanh Kỳ; CN. Nguyễn Văn Mai; TS. Đậu Thế Nhu; ThS. Lê Quyết Tiến; KS. Nguyễn Viết Long; ThS. Cao Đăng Đáng; CN. Nguyễn Văn Liêm; TS. Nguyễn Thế Công
Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy nông nghiệp
12/2015
11/2019
17/01/2020
2020-02-503/KQNC
10/06/2020
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Qui trình cơ giới hóa các khâu canh tác mía do Dự án hoàn thiện và đề xuất đã được ứng dụng tại Công ty TNHH 2 thành viên nông nghiêp Tô Hiệu-Sơn La. - Máy trồng mía hàng kép; các máy chăm sóc mía; Máy thu hoạch mía nguyên cây; Máy bốc xếp mía do Dự án nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và chế tạo đã được ứng dụng vào sản xuất tại Công ty TNHH 2 thành viên nông nghiêp Tô Hiệu-Sơn La. - Việc ứng dụng Qui trình cơ giới hóa các khâu canh tác mía và các máy do dự án hoàn thiện thiết kế, chế tạo góp phần giảm 16,8% tổng chi phí sản xuất cho mỗi ha mía trồng mới; giảm 14,29% tổn thất trong khâu thu hoạch so với sản xuất đại trà.
Hiệu quả kinh tế: + Với khâu trồng mía việc ứng dụng máy trồng mía hàng kép giúp giảm trên 50% chi phí, mỗi ha đồng thời giảm 20% lượng mía giống dùng cho mỗi ha. + Với khâu chăm sóc mía, việc ứng dụng cơ giới hóa giúp giảm đến 70% chi phí về lao động thủ công, đặc biệt việc bón phân bằng máy giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón do không bị rửa trôi khi mưa và bốc hơi khi nắng vì phân được vùi lấp sau khi bón trong khi đó phương pháp thủ công là vãi nổi trên bề mặt. + Với khâu thu hoạch mía, việc ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch sẽ giúp giảm trên 50% chi phí cho khâu thu hoạch. + Với khâu bốc xếp mía việc Sử dụng máy thu gom bốc xếp mía BXM-350A kết hợp với lao động thủ công, hoặc kết hợp với máy thu hoạch mía nguyên cây theo phương pháp thu gom bốc xếp mía hai giai đoạn có hiệu quả cao, giảm được 50 ¸ 70% công lao động thủ công, giảm được 15÷20% chi phí so với thu gom bốc xếp mía hoàn toàn bằng thủ công. Hiệu quả xã hội: - Việc ứng dụng cơ giới hóa các khâu canh tác mía giúp giảm chi phí về lao động thủ công trong tất cả các khâu sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất mía từ đó giúp nâng cao đời sống, ổn định xã hội ở các vùng sản xuất mía nguyên liệu qui mô tập trung. - Kết quả thực hiện dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do loại bỏ được việc đốt lá mía vào mỗi vụ thu hoạch; Canh tác bền vững bảo vệ đất làm giảm sự tác động đến tài nguyên đất nông nghiệp. - Việc ứng dụng CGH đồng bộ các khâu canh tác mía góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tại các vùng trồng mía.
Nông nghiệp; Cơ giới hóa; Công nghệ; Thiết bị; Sản xuất; Mía; Vùng chuyên canh; Đồng bộ
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Công ty TNHH 2 thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu Sơn La, Địa chỉ: Thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La
Việc ứng dụng Qui trình cơ giới hóa các khâu canh tác mía và các máy do dự án hoàn thiện thiết kế, chế tạo góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế: giảm 16,8% tổng chi phí sản xuất cho mỗi ha mía trồng mới; giảm 14,29% tổn thất trong khâu thu hoạch so với sản xuất đại trà