• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và gây trồng các giống Macadamia đã được công nhận (OC 246 816 Daddow và 842) tại Tây Bắc

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

Th.S Trần Đức Vượng

Th.S Phan Đức Chỉnh; TS Hà Huy Thịnh; TS Nguyễn Đức Kiên; Th.S Cấn Thị Lan; TS Đỗ Hữu Sơn; Th.S Quách Mạnh Tùng; KS Bùi Tiến Hùng; KS Hà Huy Nhật ;ThS Nguyễn Thị Thu Dung

Giống cây rừng

01/2016

12/2020

19/12/2020

Qui trình nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép và giâm hom cũng như kỹ thuật trồng thâm canh cây Mắc ca phục vụ trồng rừng tập trung, thâm canh theo hướng lấy hạt Mắc ca cho vùng Tây Bắc được hoàn được áp dụng cho các tổ chứ các nhân có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng được quy định trong quy trình.
Từ kết quả nghiên cứu trong Dự án này đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Mắc ca cho các tổ chức, cá nhân trồng mắc ca tại Tây Bắc. Thông qua các qui trình nhân giống và các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và chăm sóc cây Mắc ca mới này, năng suất hạt trung bình tăng lên rất nhiều lần so với đối chứng. Hơn nữa, việc áp dụng các kỹ thuật mới này trong việc chăm sóc cây Mắc ca tại Tây Bắc sẽ giúp cho năng suất hạt trung bình đạt được từ 3-4 tấn hạt/ha/năm đối với cây ở tuổi 8 trở đi, tính theo giá bán trên thị trường là 70.000 đồng/kg, thì tổng doanh thu sẽ đạt từ 200-300 triệu đồng/ha/năm. Nếu trừ đi các chi phí chăm sóc hàng năm khoảng 30-50 triệu đồng/ha (bao gồm phân bón và công chăm sóc, tưới nước) thì doanh thu từ cây Mắc ca là cao hơn hẳn so với thu nhập từ các cây nông nghiệp khác ở giai đoạn ổn định.

Mắc ca; Macadamia; Sản xuất giống; Kỹ thuật trồng

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc; Công ty TNHH MTV Trường Giang Lai Châu, tỉnh Lai Châu; Công ty cổ phần 199; Công ty TNHH một thành viên Khánh Hòa Lai Châu

Phương pháp ghép nối tiếp và ghép nêm, thời vụ ghép, kỹ thuật chăm sóc gốc ghép tạo ra cây ghép kỹ thuật chăm sóc sau ghép, có tỷ lệ sống cao (80-90%); cây sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời giaàn tạo gốc ghép (từ 24 tháng xuống còn 12-18 tháng) kết quả này giúp giảm giá thành cây ghép, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả.

Kết quả nhân giống Mắc ca bằng phương pháp ghép nối tiếp và ghép nêm được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu của các đề tài và Dự án do Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học chủ trì. Kết quả này đã được được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cây giống cũng như hiệu quả trồng rừng. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các đơn vị kinh doanh, hộ gia đình tại các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc. Kỹ thuật trồng thâm canh được nghiên cứu và hoàn thiện để ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất đối với cây Mắc ca tại vùng Tây Bắc. Kỹ thuật trồng thâm canh dễ áp dụng và có tính ổn định cao, đạt hiệu quả cao về kinh tế, thân thiện với môi trường, tăng năng suất cây trồng và khai thác có hiệu quả tại vùng Tây Bắc, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao và tăng độ che phủ rừng vùng Tây Bắc.