
- Đánh giá chất lượng của một số sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây mất an toàn và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn tại xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về cơ chế chính sách thông tin quy hoạch kế hoạch phát triển các ngành lĩnh vực trong phát triển kinh tế - xã hội phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình Cấp nhiệm vụ: Cấp tỉnh
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo an toàn bền vững theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa
- Ứng dụng ảnh viễn thám (radar) và gis đánh giá thực trạng và điều chỉnh bản đồ lịch thời vụ (3 vụ lúa/năm) ở hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn tỉnh An Giang
- Nghiên cứu sự biến đổi môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam và đánh giá tác hại của các hoạt động kinh tế không được kiểm soát tại vùng thượng lưu sông Mekong
- Cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược marketing du lịch liên kết 04 tỉnh Phú Yên – Bình Định – Đắk Lắk – Gia Lai
- Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện kính xây dựng
- Giảm thiểu lượng tia trong chụp cắt lớp CT sử dụng các phương pháp khôi phục thống kê
- Xúc tác nano-Me/CeO2/C (Me= Au Pd AuPd): tổng hợp đặc trưng và hoạt tính xúc tác oxy hoá VOCs trong điều kiện nhiệt độ thấp độ ẩm cao



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
DAĐL.CN-07/15
2019-02-0216/KQNC
Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến cỏ khô theo quy mô công nghiệp bán công nghiệp phục vụ chăn nuôi
Viện Chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Bùi Việt Phong
GS. TS. Vũ Chí Cương, ThS. Bùi Việt Phong, ThS. Bùi Thị Hồng, TS. Nguyễn Văn Đại, ThS. Phí Như Liễu, ThS. Nguyễn Thiện Trường Giang, ThS. Vũ Minh Tuấn, ThS. Hồ Thị Hiền, ThS. Bùi Thị Thu Hiền, KS. Đào Đức Kiên, KS. Bùi Văn Linh
Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi
01/12/2015
01/11/2018
09/01/2019
2019-02-0216/KQNC
12/03/2019
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng phát triển miền Trung - xã Kỳ Sơn - huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã ứng dụng “Quy trình công nghệ chế biến cỏ hòa thảo khô dạng bánh” và "Quy trình công nghệ chế biến cỏ Stylo khô dạng bột” vào trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi bò thịt và lợn rừng tại công ty. Năm 2019, công ty đã sản xuất được 85 tấn sản phẩm cỏ hòa thảo khô dạng bánh, 22 tấn bột cỏ Stylo. Năm 2020-2021, do dịch bệnh Covid nên hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, công ty chủ trương giảm số lượng bò thịt và lợn rừng. Do đó công ty chỉ sản xuất được 5 tấn cỏ khô hòa thảo và 1 tấn bột cỏ Stylo.
Mô hình chế biến cỏ khô theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp đã phát huy và khai thác thế mạnh tại các cơ sở thực hiện đó là về đất đai, nhân lực, tạo sản phẩm mang tính hàng hóa cao, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, chủ động cho nhu cầu sản xuất trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài đặc biệt là trong tình hình chăn nuôi đang gặp khó khăn hiện nay. Các kểt quả này tạo tiền đề cho việc mở rộng chế biến rơm rạ, các sản phẩm khác phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, sản phẩm cỏ khô là một mặt hàng có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, có thể bán ra thị trường với giá trung bình 7 triệu đồng/tấn sản phẩm cỏ hòa thảo khô đóng bánh, 9 triệu đồng/tấn bột cỏ Stylo, giá thành những sản phẩm này thấp hơn so với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng loại, tạo điều kiện cho cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có cơ hội tiếp cận và sử dụng. Điều này càng chứng tỏ được tính hiệu quả về kinh tế của dự án.
Công nghệ; Chế biến; Cỏ khô; Quy mô công nghiệp; Bán công nghiệp; Chăn nuôi
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Núi; Công ty cổ phần tư vấn xây dựng phát triển miền Trung
Chủ động được nguồn thức ăn thô xanh có chất lượng cao đủ và đều trong năm phục vụ chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo hướng thâm canh; có thể thay thế được cỏ khô nhập khẩu hiện nay. Sản phẩm cỏ khô là một mặt hàng có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, có thể cạnh tranh và bán ra thị trường trong cả nước. Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Góp phần thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi của địa phương.
Xây dựng mô hình trình diễn
Tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật