- Nghiên cứu hiệu ứng từ - điện trên một số vật liệu đa pha điện từ dạng khối và kích thước nano
- Nghiên cứu đặc tính sinh học và hoạt tính kháng sinh ức chế tế bào ung thư của xạ khuẩn nội sinh trên cây ngập mặn thu thập tại tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ vàng lá cà phê ở Lâm Đồng
- Phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng hệ thống truyền thôgn quang không dây chuyển tiếp
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nuôi trồng và chế biến một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên người của vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào vero tại Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở bài học kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm chân vịt hai bước nhằm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu cho tàu cá đánh bắt xa bờ của Hải Phòng
- Sử dụng phương pháp hình thức để nhận dạng và phân loại mã độc được đóng gói
- Tối ưu hóa các thông số công nghệ của phương pháp xung định hình với bột titan trộn trong dung dịch điện môi khi gia công thép làm khuôn bằng phương pháp Topsis – Taguchi
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
P.2017.7
2021-02-NS-ĐKKQ
Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật đa chức năng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum nhằm nâng cao năng suất chất lượng cây lạc đậu tương và giảm thiểu phân bón hóa học tại Hà Nội
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tỉnh/ Thành phố
Công nghệ Sinh học
Lê Thị Thanh Thủy
Nguyễn Thị Thu Hằng
Khoa học tự nhiên
02/2018
11/2020
27/11/2020
2021-02-NS-ĐKKQ
08/01/2021
Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ
- Mô tả phương thức ứng dụng: + Tổ chức các hội thảo, hội nghị đầu bờ, tham gia hội chợ, triển lãm,… nhằm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. + Cung cấp sản phẩm thử nghiệm miễn phí lần đầu (cho diện tích thử nghiệm dưới 1.000 m2) cho doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu. + Có phương thức thanh toán linh hoạt như ngoài việc hỗ trợ chi phí vận chuyển, khách hàng còn được trả chậm... - Mô tả lĩnh vực, phạm vi ứng dụng: Áp dụng cho các vùng trồng lạc tại Hà Nội và các vùng lân cận. Sử dụng phân vi sinh vật đa chức năng cho cây lạc và đậu tương có tác dụng phòng chống bệnh héo cây trồng (giảm tỷ lệ cây bên>60%), tiết kiệm phân đạm (50%) và phân lân khoáng (30%). - Mô tả hoạt động chính: Thông qua các lớp tập huấn, các chương trình Khuyến nông, các đại lý…để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. - Mô tả hình thức chuyển giao công nghệ: + Số lượng đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: 02 + Đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ: (1)Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Nga, Cụm 4, Xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội; (2): Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Suối Hai, số 494 Mạc Đăng Doanh, Hải Phòng
- Hiệu quả kinh tế:sử dụng 60 kg Phân vi sinh vật đa chức năng (VSVĐCN)/ha cây trồng phù hợp với tập quán canh tác lạc truyền thống (ngâm ủ hạt lạc nứt nanh hoặc không và đem gieo), canh tác đậu tương truyền thống hoặc làm đất tối thiểu đều cho hiệu quả cao nhất. Năng suất tăng trên 10%, tăng lãi thuần so với đối chứng trên 6.000.000 đ/ha. - Hiệu quả kỹ thuật:chất lượng phân VSVĐCN đảm bảo các TCVN hiện hành, giá thành thấp hơn so với các sản phẩm ngoại nhập - Hiệu quả kinh tế - xã hội : x Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. x Cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường. x Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp - Tác động môi trường:Các vật liệu và các chủng VSV sử dụng để sản xuất Phân VSVĐCNkhông sinh độc tố, an toàn sinh học, không gây hại cho động vật nuôi. Bên cạnh đó sản phẩm còn có tác dụng giảm sử dụng phân khoáng N, P và giẩm thuốc BVTV - Ý nghĩa khoa học:Phân vi sinh vật đa chức năng cho cây lạc và đậu tương là sản phẩm mới khác biệt trên thị trưởng vì chứa chủng vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh chuyên biệt cho cây lạc và đậu tương, các vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng phòng chống bệnh chết héo cây, Đây là sản phẩm có tiềm năng sử dụng tốt trong canh tác cây lạc và đậu tương ở nước ta.
sản xuất, ứng dụng, vi sinh vật, năng suất
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Viện TNNH cùng với Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Ngavà Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Suối Hai, tiếp tục cung cấp phân VSVĐCN cho cây lạc và đậu tương để thực hiện các thử nghiệm đồng ruộng và cho các hộ nông dân có nhu cầu ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội; Vĩnh Bảo, Hải Phòng (năm 2021, 2022).
- Sử dụng phân phân VSVĐCN cho cây lạc và đậu tương có khả năng thay thế 20 - 30% phân N, P hóa học, giảm sâu bệnh hại do do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum trên 50%, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng, bên cạnh đó còn giảm ô nhiễm môi trường. - Giải pháp: bước đầu cung cấp miễn phí hoặc trợ giá cho người nông dân thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm; tổ chức các hội nghị, cùng với các tổ chức khuyến nông, hội nông dân, phụ nữ xã tuyên truyền vận động người dân sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn, hiệu quả trong canh tác cây trồng.
Cần có sự tham gia kết hợp giữa nhà quản lí, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ khép kín, giúp tăng hiệu quả sản xuất, giúp người nông dân yên tâm sản xuất vì có được sự hỗ trợ về chính sách, chỉ đạo sản xuất từ các cơ quan quản lí; hỗ trợ về kỹ thuật từ nhà khoa học và sự hỗ trợ tài chính cũng như bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch từ doanh nghiệp