- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả khai thác ứng dụng cơ sở dữ liệu mô hình số địa hình phục vụ và phòng tránh thiên tai (Trượt lở đất và lũ quét)
- Tiếp cận giải tích để phân tích phi tuyến kết cấu FGM có gân gia cường
- Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác của công tác phân loại ảnh khu vực có lớp phủ hỗ hợp
- Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ nguồn nước trong các thành tạo bazant phục vụ cấp nước sinh hoạt bền vững tại các vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Tây Nguyên
- Nghiên cứu cơ chế phát tán nguồn giống và tính liên kết quần thể nguồn lợi nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Kiên Giang
- Nghiên cứu công tác đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại trường chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa mới năng suất chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác sản xuất lúa tại Quảng Bình
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara cati) nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm và nguồn truyền lây sang người
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất váng sữa lên men giàu protein
- Nghiên cứu triển khai đào tạo cán bộ làm công tác quản lý chất lượng tại doanh nghiệp
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2016-02-881/KQNC
Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát một số côn trùng gây hại (mối kiến gián) ở đô thị
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Nghị định thư Việt Nam - Hoa Kỳ
PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh
ThS. Trần Thu Huyền, TS. Nguyễn Quốc Huy, ThS. Nguyễn Thúy Hiền, ThS. Nguyễn Thị My, TS. Bùi Tuấn Việt, ThS. Trần Văn Thành, TS. Nguyễn Tân Vương
Kỹ thuật môi trường khác
04/2013
03/2016
20/06/2016
2016-02-881/KQNC
Đề tài lần đầu tiên đưa ra được dẫn liệu có hệ thống về thành phần loài và cấu trúc thành phần loài mối, kiến, gián trong 3 sinh cảnh điển hình của đô thị Hà Nội. Cụ thể xác định được 57 loài, trong đó có 9 loài mối thuộc 6 giống của 3 họ; có 42 loài kiến thuộc 23 giống của 6 phân họ và 6 loài gián thuộc 4 giống của 3 họ. Bằng kỹ thuật phân loại học phân tử (kỹ thuật AND) đã xác định chính xác loài mối Coptotermes gestroi phân bố ở các khu đô thị Hà Nội, hiệu chỉnh nhận định đã công bố trước thừa nhận loài C. formosanus là loài phổ biến ở Hà Nội. Đề tài đã chế tạo thành công bả diệt mối, kiến, gián hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đồng thời đăng ký lưu hành bả diệt gián Cobamid và bả diệt kiến Kibamid, đã được Bộ Y tế quyết định đưa vào danh mục thuốc được phép sử dụng. Xây dựng được 03 quy trình công nghệ kiểm soát mối, kiến, gián gây hại trong khu đô thị và 01 quy trình sử dụng kỹ thuật DNA để xác định chính xác các loài mối, kiến, gián. Tổ chức cho 02 đoàn cán bộ của Viện sang học tập tại Mỹ (lần thứ nhất cử 02 cán bộ đi đào tạo tại trường Đại học Florida trong vòng 4 tuần; lần thứ hai cử 03 cán bộ đi đào tạo tại trường Đại học Georgia trong vòng 4 tuần).
1. Ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những căn cứ quan trọng trong định hướng quản lý chủ động côn trùng gây hại (mối, kiến, gián) trong các khu đô thị ở Việt Nam. Sản phẩm bả diệt mối, kiến, gián do đề tài nghiên cứu có hiệu lực cao, lượng hóa chất sử dụng trong bả nhỏ, giúp làm giảm lượng hóa chất dư thừa ra ngoài môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Các sản phảm bả mối, kiến, gián do đề tài nghiên cứu có hiệu quả và giá thành cạnh tranh so với các loại bả tương đương trên thị trường, tạo cơ hội cho người dân được sử dụng các sản phẩm và công nghệ tiên tiến để bảo vệ gia đình khỏi sự tấn công, gây hại của các đối tượng mối, kiến, gián. 2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đặt nền móng đầu tiên cho chuyên ngành quản lý côn trùng gây hại các loại hình khu đô thị ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại nhiều lợi ích cho các ngành khoa học có liên quan như: Sinh học, Sinh thái học, Công nghệ Sinh học, Nông-lâm nghiệp. Là cơ sở khoa học để triển khai các nghiên cứu sâu hơn về các sinh vật gây hại, đặc biệt là các dịch hại do côn trùng gây ra.
Bảo vệ môi trường; Côn trùng; Côn trùng gây hại; Kiến; Gián; Mối; Đô thị
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 9
Số lượng công bố quốc tế: 2
Đơn yêu cầu bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích sản phẩm “bả diệt gián dạng gel” số đơn 2 – 2014 - 00313 và sản phẩm “bả diệt kiến dạng bột” số đơn 2 – 2014 – 00312 nộp ngày 20/11/2014.
02 Thạc sỹ.