- Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản chất lượng cao và an toàn trên địa bàn Hà Nội
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế anten MIMO dải siêu rộng cho truyền thông không dây
- Khảo sát siêu âm động mạch cảnh ngoài sọ trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường
- Nghiên cứu đề xuất mô hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 nhằm phát triển liên kết theo chuỗi giá trị phù hợp với từng nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản ở các vùng miền khác nhau
- Nghiên cứu đề xuất mô hình bộ tiêu chí cơ sở hạ tầng cảnh quan đồng ruộng đa năng đa mục tiêu áp dụng thí điểm tại huyện Nam Đàn phục vụ xây dựng huyện xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch
- Thu nhận phân đoạn peptide có hoạt tính sinh học từ con ruốc (Acetes japonicus)
- Bản sắc con người Tây Nam Bộ trong bối cảnh phát triển mới
- Triển khai hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng suất tới các ngành kinh tế địa phương và doanh nghiệp
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp Axizol làm thuốc chống nhiễm độc khí carbon monoxit
- Bộ ghép kênh phân chia bước sóng hiệu quả cao sử dụng ống dẫn sóng plasmonics cấu trúc nano cho thông tin quang
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
4/2012/HĐ-NVQG
2015-24-799
Khai thác và phát triển nguồn gen các giống gai xanh (Boehmeria nivea L Gaud) Phú Yên và Thanh Hóa
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
Bộ Công Thương
Quốc gia
Nhiệm vụ quỹ gen giai đoạn 2010-2012 của Mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen
ThS. Trần Đức Hảo
ThS. Đặng Minh Tâm, TS. Nguyễn Văn Sơn, KS. Nguyễn Thị Nhã, KS. Lê Thị Như Hải, KS. Bùi Xuân Diệu, KS. Bùi Văn Huấn, KS. Lê Minh Khoa, KS. Đinh Hữu Vinh
Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;
01/2012
12/2014
03/09/2015
2015-24-799
13/11/2015
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Quy trình phục tráng và nhân giống cho 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa đã góp phần phục tráng thành công 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa để cung cấp cây giống cho sản xuất.
- Bản mô tả đặc điểm nông sinh học của 02 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa với đầy đủ các chỉ tiêu nông sinh học của 2 giống gai xanh để cung cấp cơ sở dẫn liệu
cho các nhà khoa học trong việc phục tráng các giống gai xanh; các nhà quản lý và nông dân các vùng trồng gai xanh nhận diện chính xác giông cung ứng cho sản xuất.
- Bản tiêu chuẩn cơ sở cho cây giống của 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà chuyên môn và các nhà quản lý trong việc đánh giá, kiểm tra chất lượng cây giống cung cấp cho sản xuất.
- Quy trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa giúp tiết kiệm nguyên liệu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác gai xanh, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng gai xanh đê cung cấp nguyên liệu cho thực phẩm và nguyên liệu cho ngành dệt may, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Quy trình kỹ thuật sơ chế cho 2 giống Phú Yên và Thanh Hóa đã góp phần nâng cao chất lượng sợi, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đề tài đã tham gia đào tạo được 01 thạc sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng về cây gai xanh.
- Đề tài đã đăng được 02 bài báo khoa học trên Tạp chí KH&CN, Bộ Công Thương. Các sản phẩm bài báo khoa học và đào tạo là các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu và đào tạo của Viện và các đơn vị liên quan có nhu cầu.
a) Hiệu quả về kinh tế xã hội
- Thông qua chuyển giao giống mới đi kèm với quy trình canh tác phù hợp, năng suất cao, đảm bảo chất lượng sợi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng gai xanh góp phần phục vụ phát triển ngành Dệt may; đặc biệt là tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo công ăn việc làm cho nông dân vùng miền núi phía bắc của tỉnh Thanh Hóa.
- Giống mới cung cấp nguồn nguyên liệu sợi cho ngành dệt may góp phần định hướng phát triển vùng nguyên liệu, giảm dần việc nhập khẩu xơ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động sản xuất cho ngành Dệt-May.
- Góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn tại các vùng đồi núi tại Phú Yên và Thanh Hóa.
b) Ý nghĩa khoa học và công nghệ
- Đề tài đã góp phần bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật cho những cán bộ tham gia đề tài.
- Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Những kết quả, sản phẩm khoa học của đề án góp phần tạo cơ sở cho nghiên cứu bảo tồn, đánh giá khai thác và phát triển nguồn gen cây gai xanh một cách có hệ thống; làm tiền đề cho nghiên cứu chọn tạo giống gai xanh trong nước.
- Đề tài góp phần tích lũy và tập hợp nguồn gen cây gai xanh, tạo tiềm lực nội sinh ưu tú về khoa học công nghệ để phát triển giống mới cung cấp cho sản xuất sợi nguyên liệu nhằm đa dạng hóa sản phẩm.
Khai thác; Phát triển; Nguồn gen; Giống gai xanh; Phú Yên; Thanh Hóa
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Phục tráng giống gai xanh và cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt May
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Hỗ trợ cung cấp số liệu đào tạo 01 thạc sĩ.