liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

474/CN-SKH&CN

Khảo sát tình trạng gây ô nhiễm môi trường và phát tán các vi khuẩn đề kháng đối với kháng sinh từ chất thải của các cơ sở chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở Tiền Giang và đề xuất giải pháp khắc phục

Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

PGS. TS. Hồ Thị Kim Hoa

Chăn nuôi

24/10/2018

474/CN-SKH&CN

09/05/2019

- Tìm hiểu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi heo theo định lượng để khuyến cáo người chăn nuôi ứng dụng hiệu quả các giải pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất và quy mô chăn nuôi, đặc biệt là khắc phục hiện trạng về xử lý chất thải trong chăn nuôi. - Cảnh giác với hiện tượng đề kháng kháng sinh nhóm β-lactam (và quinolone) của các vi khuẩn trong nước giếng và nước mặt liên quan đến chất thải từ chăn nuôi. Trên cơ sở này, khuyến cáo người chăn nuôi hạn chế lạm dụng kháng sinh; sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc, chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết (bệnh do vi trùng). Loại kháng sinh, liều dùng, cách dùng, thời gian sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất (thời gian sử dụng kháng sinh không dưới 3 ngày). - Nâng cao trình độ nghiên cứu có gắn kết với thực tiễn sản xuất về mối liên quan giữa môi trường chăn nuôi với sức khỏe con người và vật nuôi; phát huy các giải pháp khả thi, hiệu quả về xử lý môi trường trong chăn nuôi. - Có cơ sở khoa học để hướng dẫn chủ nuôi áp dụng các giải pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất và quy mô chăn nuôi; đồng thời khuyến cáo sử dụng kháng sinh hiệu quả, đúng nguyên tắc để hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn trong nước giếng và nước mặt liên quan đến chất thải từ chăn nuôi.
- Kinh tế: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, hạn chế các yếu tố tiêu cực tác động đến sức khỏe vật nuôi, góp phần giúp vật nuôi ít bệnh tật, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế; do vậy, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. - Xã hội: + Tăng sản phẩm chăn nuôi, cải thiện đời sống nông hộ. + Nâng cao nhân thức người dân về bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc xử lý hiệu quả chất thải và sử dụng kháng sinh hợp lý trong chăn nuôi. + Tạo khối lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt.

ô nhiễm; môi trường; vi khuẩn; chất thải; chăn nuôi; heo

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tạo 03 Thạc sĩ Thú y.