
- Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
- Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia và các dữ liệu khác
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Hoàng Đình Giong và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu lâm sàng cận lâm sàng một số ký sinh trùng ký sinh trên người ít gặp ở Việt Nam và định danh loài bằng phương pháp sinh học phân tử
- Nghiên cứu xác định loài và đặc điểm phân tử ký sinh trùng gây bệnh động vật lây sang người thuộc họ Heterophyidae và Echinostomatidae tại Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu hồ thải quặng đuôi
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính chống ung thư của các hợp chất có cấu trúc lai chứa khung 4-aminoquinazolin
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành tại LĐLĐ tỉnh Nam Định
- Phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý giám sát điều phối và tối ưu hóa kế hoạch sử dụng phương tiện
- Nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế-xã hội đến môi trường lưu vực sông Ba/Đà Rằng bằng công nghệ viễn thám và GIS



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
VII.1-2011.04
2015-53-606/KQNC
Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
GS.TS. Trần Hữu Luyến
GS.TS. Trần Thị Minh Đức, TS. Bùi Thị Hồng Thái, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Lê Thị Thanh Thủy, CN. Kiều Anh Tuấn, PGS.TS. Trần Thu Hương
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
04/2012
04/2014
26/11/2010
2015-53-606/KQNC
26/05/2015
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:
Nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam và trên thế giới. Thực trạng sử dụng mạng xã hội và sử dụng ngôn ngữ trên mạng trong sinh viên hiện nay. Công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Môi quan hệ bạn bè trên mạng xã hội và nhu câu sử dụng mạng xã hội trong sinh viên. Tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng mạng xã hội. Thái độ của cư dân mạng đối với việc sử dụng mạng xã hội. Đánh giá nguy cơ và giải pháp quản lý mạng xã hội.
1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:
Tận dụng những thế mạnh của mạng xã hội sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cũng như tạo ra những lợi ích to lớn trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông, xây dựng và hoạch định chính chính sách.
Sử dụng mạng xã hội thông tin về chính sách được lan tỏa, phổ biến theo cách thức đa dạng, dễ tiếp cận sẽ giúp cho người dân dễ dàng nắm bắt và vận dụng trên thực tiễn, giúp những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhanh chóng phát huy hiệu quả trong đời sống.
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã hình thành những hành vi và biểu hiện tâm lý mới ở con người như thay đổi cách thức giao tiếp trong cộng đồng hay cách thức thể hiện cá tính bản thân, trong đó có cả những thay đổi tích cực và những biến thiên tiêu cực dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Thực trạng sử dụng, các biểu hiện cảm xúc, cảm nhận về giá trị bản thân và mức độ gắn bó của người dùng với mạng xã hội.
Đóng góp về hệ quả xã hội
+ Đối với hoạt động quản lý:
Thanh niên thường sử dụng MXII với mục đích tương tác và giải trí trên mạng ở mức cao nhất, tiếp đó là mục đích thể hiện bản thân (bày tỏ cảm xúc, ý kiến, chia sẻ khó khăn tâm lý) và ở mức thấp nhất là việc sử dụng MXH nhằm kinh doanh và thử nghiệm cuộc sống. Thanh niên sử dụng MXH thường chịu áp lực về mặt thời gian (thời gian sử dụng MXH ngày càng tăng lên) và ảnh hưởng tới các hoạt động sống (học tập, giao tiếp với bạn bè, sức khỏe).
Tác động của mạng xã hội tới tâm lý và sức khỏe người dùng là một đề tài hết sức cần thiết góp phần giải đáp những câu hỏi mà cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam đang quan tâm. Nghiên cứu này sẽ là tiền đề gợi mở để các nhà nghiên cứu trong nước có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, góp phần thúc đẩy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực, giúp người sử dụng mạng xã hội hiệu quả và lành mạnh hơn.
+ Đối với hoạt động đào tạo:
Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhãn thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học. Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.
Mạng xã hội;Sinh viên;Thanh niên;Sử dụng;Hiện trạng;Quản lý; Việt Nam
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
03 NCS, HVCH