- Giải pháp hệ điều hành mã nguồn mở tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị Internet of Things (IoT)
- Ứng dụng kỹ thuật học máy để dự báo sản lượng khai thác dầu trong tầng Mioxen của các mỏ dầu bể Cửu Long
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm
- Xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và tốn giáo nhằm đảm bảo ổn định và đồng thuận xã hội
- Nghiên cứu tạo ra chế phẩm sinh học phòng chống dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên nuôi tôm nước lợ tại Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh
- Phát triển và thử nghiệm chế phẩm thực khuẩn thể để thay thế kháng sinh trong phòng bệnh xuất huyết ở cá tra
- Nghiên cứu phát triển công cụ dự báo khả năng sụt lở gương than trong các lò chợ dài cơ giới hóa đồng bộ tại các mỏ khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tự động kết hợp bón phân phun thuốc trên cây cam xoàn bưởi và rau muống tại quận Ô Môn
- Tập huấn tư vấn áp dụng phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn LEAN tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất thiết bị điện điện tử
- Phân cấp tài khóa tài chính công địa phương và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành của Việt Nam: Vai trò của thể chế địa phương
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2009G/35
2024-58-0246/NS-KQNC
Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý
Bộ Tư pháp
Quốc gia
PGS. TS. Hà Hùng Cường
TS. Dương Thị Thanh Mai, GS.TS. Đặng Hùng Võ, GS.TS. Trần Ngọc Đường, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Đỗ Quang Hưng, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, GS.TS. Nguyễn Minh Đoan, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện, PGS.TS. Vũ Thị Phụng, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Hoàng Thị Ngân, TS. Nguyễn Thị Thủy, TS. Nguyễn Văn Cường, TS. Phạm Ngọc Kỳ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, TS. Nguyễn Chí Công, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, PGS.TS. Võ Chí Hảo, TS. Bùi Ngọc Sơn, PGS.TS. Phạm Văn Lợi, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, TS. Nguyễn Huy Quang, TS. Trần Thất, TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, TS. Nguyễn Thị Minh, TS. Phạm Đăng Quyết, PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Nguyễn Đức Lam, TS. Đinh Văn Minh, PGS.TS. Hoàng Ngọc Giao, PGS.TS. Phạm Hồng Hải, TS. Mai Bộ, TS. Nguyễn Văn Cương, TS. Chu Thị Hoa, TS. Trần Thị Quang Hồng, Luật sư. Lê Đức Tiết, Luật sư. Trần Hữu Huỳnh, ThS. Nguyễn Công Long, ThS. Hà Tú Cầu, ThS. Đỗ Đình Lương, Khuất Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Anh, CN. Đinh Bích Hà, CN. Trần Anh Đức, CN. Nguyễn Thị Thu Hương, CN. Bùi Thị Phương Anh, PGS.TS. Phạm Bích San, ThS. Nguyễn Quang Hưng
Luật học
01/2009
12/2019
30/12/2019
2024-58-0246/NS-KQNC
29/02/2024
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Xây dựng và chứng minh các luận điểm khoa học về Hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan HCNN: + Luận điểm 1- Thi hành pháp luật nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống là giai đoạn tiếp nối của xây dựng pháp luật, là chức năng đặc trưng, xuyên suốt của các cơ quan hành chính nhà nước và là yếu tố quyết định vận hành thông suốt hệ thống pháp luật hướng tới quản trị quốc gia tốt trong Nhà nước pháp quyền XHCN. + Luận điểm 2 - Thi hành pháp luật phải hướng tới hiệu quả. Hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước chịu tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước được đánh giá bằng các tiêu chí thể hiện kết quả trung gian là pháp luật được tuân thủ và kết quả cuối cùng là mục tiêu của pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững với chi phí hợp lý. + Luận điểm 3 - Theo dõi và Đánh giá thi hành pháp luật (TD&ĐG THPL) dựa trên kết quả (mục tiêu) là một nội dung của tổ chức thi hành pháp luật của cơ quan HCNN, góp phần gắn kết mục tiêu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan HCNN hướng tới quản trị quốc gia tốt trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Đề tài đã đưa ra 12 phát hiện chính về những bất cập và nhu cầu đổi mới, hoàn thiện thể chế xây dựng pháp luật gắn liền với tổ chức thi hành pháp luật. * Về thực tiễn:
Đề tài đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan HCNN (gồm 04 nhóm tiêu chí thành phần đánh giá hoạt động tổ chức thi hành pháp luật, mức độ tuân thủ pháp luật, mức độ đạt được các mục tiêu pháp luật thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá mức chi phí của nhà nước và xã hội để thi hành pháp luật). - Dựa trên Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật, Đề tài đã phối hợp với Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật xây dựng Bộ công cụ theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật dựa trên kết quả (mục tiêu). Bộ công cụ này đã được đưa vào ứng dụng thí điểm trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp và một số bộ,ngành, địa phương phục vụ cho việc Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo Đề án của Chính phủ. - Tham gia, đóng góp vào các hoạt động thực tiễn của Bộ, ngành Tư pháp nhằm hoàn thiện từng bước cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ giúp chính phủ theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật, cụ thể: + Đóng góp xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022”, xây dựng Bộ công cụ theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật dựa trên kết quả; triển khai hoạt động thí điểm áp dụng Khung theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Hệ thống thu thập thông tin, dữ liệu ở một số bộ, ngành, địa phương, tạo cơ sở thực tiễn để Bộ Tư pháp ban hành thông tư về Chỉ số, phương pháp theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật của cơ quan HCNN. Năm 2023 Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch Tổng kết 05 năm thực hiện Đề án này (Quyết định số 430/QĐ-BTP ngày 22/03/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). + Đóng góp về các nội dung cơ bản của Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật: sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. + Đóng góp về các nội dung cơ bản của Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/ NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/ NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
Thi hành pháp luật; Cơ quan hành chính nhà nước; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không