Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

CT-592.DABKHCN

2018-60-1156/KQNC

Nâng cao hiệu quả truyền thông về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng

CN. Vũ Văn Hưng, CN. Phạm Thị Minh Nguyệt, ThS. Nguyễn Thị Hương Giang, CN. Đinh Văn Quang, ThS. Phí Công Thương, KS. Lê Tuấn Hải, CN. Ninh Văn Diện, ThS. Mai Thị Thanh Hà

Thông tin đại chúng và truyền thông văn hoá - xã hội

01/12/2016

01/12/2018

16/11/2018

2018-60-1156/KQNC

11/12/2018

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Kết quả của Dự án đã góp phần định hướng cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Chương trình 592) nói riêng và các chương trình KH&CN quốc gia nói chung. Kết quả của Dự án được ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông và báo chí.

Từ kết quả của Dự án, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã đăng tải hàng trăm tin/bài trên Tạp chí điện tử KH&CN Việt Nam - một trong những kênh/loại hình báo chí được độc giả đánh giá cao (theo kết quả khảo sát của Dự án).

 

15486

Dự án góp phần nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và các đối tượng truyền thông nói riêng (doanh nghiệp khoa học và công nghệ - KH&CN, các tổ chức KH&CN công lập, các cơ sở ươm tạo công nghệ, nhóm nghiên cứu mạnh...), các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp về các chương trình KH&CN, đặc biệt là Chương trình 592. Từ đó góp phần tuyên truyền và mở rộng nhiều đối tượng tham gia vào Chương trình, giúp Chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả của dự án không chỉ có tác dụng đối với Chương trình 592 mà còn gián tiếp tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các Chương trình KH&CN khác mà Bộ KH&CN đang triển khai, góp phần đưa các chính sách của Đảng về KH&CN được triển khai trong thực tiễn thành công.

Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm và các thành viên tham gia dự án đã thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở. Đây là lần đầu tiên được thực hiện một dự án quy mô cấp quốc gia. Vì vậy, đây là cơ hội rất tốt để cơ quan chủ trì, chủ nhiệm và các thành viên tham gia dự án nâng cao năng lực, kỹ năng nghiên cứu của mình.

 

Truyền thông; Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Tổ chức khoa học và công nghệ; Tự chủ; Tự chịu trách nhiệm; Cơ chế; Chương trình 592; Hỗ trợ

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Kết quả của Dự án đã góp phần định hướng cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình 592 nói riêng và các chương trình KH&CN quốc gia nói chung. Kết quả của Dự án được ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Từ kết quả của Dự án, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã đăng tải hàng trăm tin/bài trên Tạp chí điện tử KH&CN Việt Nam - một trong những kênh/loại hình báo chí được độc giả đánh giá cao (theo kết quả khảo sát của Dự án).

Dự án góp phần nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và các đối tượng truyền thông nói riêng (doanh nghiệp khoa học và công nghệ - KH&CN, các tổ chức KH&CN công lập, các cơ sở ươm tạo công nghệ, nhóm nghiên cứu mạnh...), các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp về các chương trình KH&CN, đặc biệt là Chương trình 592. Từ đó góp phần tuyên truyền và mở rộng nhiều đối tượng tham gia vào Chương trình, giúp Chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả của dự án không chỉ có tác dụng đối với Chương trình 592 mà còn gián tiếp tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các Chương trình KH&CN khác mà Bộ KH&CN đang triển khai, góp phần đưa các chính sách của Đảng về KH&CN được triển khai trong thực tiễn thành công.

Căn cứ vào nội dung hỗ trợ của Chương trình 592, có thể khẳng định, đối tượng truyền thông của Chương trình 592 chính là các nhà khoa học, đặc biệt là những người lãnh đạo trong các tổ chức KH&CN công lập phải thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp KH&CN hoặc những doanh nghiệp đang có hướng đăng ký thành lập doanh nghiệp KH&CN; những người dam mê sáng tạo và có tinh thần của một doanh nghiệp; cá nhân, tổ chức có công nghệ được ươm tạo...

Khảo sát nhu cầu về kênh thông tin mà độc giả mong muốn được tiếp cận, dự án Nâng cao hiệu quả truyền thông về Chương trình 592 đã đưa ra 3 mức độ mong muốn (cao, trung bình, thấp) với 7 các kênh thông tin chủ yếu: 1. Báo/tạp chí giấy; 2. Báo/tạp chí mạng; 3. Ti vi; 4. Radio; 5. Mạng xã hội; 6. Hội nghị/hội thảo/tập huấn...; 7. Website riêng của Chương trình 592. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn độc giả mong muốn được tiếp cận thông tin ở mức cao qua các kênh: Báo/tạp chí mạng: 80,9%; website riêng về Chương trình 592: 74,6%; kênh truyền hình (tivi): 69,7%; báo/tạp chí giấy: 61,5%. Từ những kết quả khảo sát về nhu cầu kênh thông tin của độc giả, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã xây dựng chuyên mục riêng về Chương trình 592 trên website của Tạp chí với các mục cơ bản: Văn bản, Các dự án đang triển khai, Hoạt động hỗ trợ tổ chức KH&CN công lập, Hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN công lập, Hoạt động khởi nghiệp và ươm tạo công nghệ. Điều này giúp độc giả có điều kiện xem thông tin về Chương trình một cách đầy đủ, hệ thống và chính thức.

Một trong những nội dung mà Dự án Nâng cao hiệu quả truyền thông về Chương trình 592 do Tạp chí KH&CN Việt Nam thực hiện là chủ động và là đầu mối phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng khác tuyên truyền về Chương trình 592. Tính đến tháng 10/2018, Tạp chí KH&CN Việt Nam đã đăng tải 19/12 bài (theo mục tiêu của Dự án), 108/96 tin (theo mục tiêu của Dự án); các báo và tạp chí ngoài đăng 33/24 bài (theo mục tiêu của Dự án), 105/104 tin (theo mục tiêu của Dự án), chưa kể hàng trăm tin được đăng lại trên cổng Thông tin của Bộ KHCN (most.gov.vn); phát sóng trên truyền hình 23/22 phóng sự (theo mục tiêu của Dự án), 2/2 talkshow (theo mục tiêu của Dự án) đề cập trực tiếp đến Chương trình 592. Nhiều nội dung đã đề cập trực tiếp và hướng đến nhóm đối tượng mục tiêu như: “Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập tại Việt Nam và những vấn đề cần tháo gỡ”, “Tổ chức KH&CN công lập phải lập phương án tự chủ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31/01 hàng năm”, “Quy định mới về tự chủ cho tổ chức KH&CN công lập”, “Nghiên cứu tiêu chí xếp hạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập”, “Phát huy hiệu quả việc tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ”... (đối với các nhà khoa học trong các tổ chức KH&CN công lập phải thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm); “Cần có chính sách hỗ trợ mang tính hệ thống cho các doanh nghiệp KH&CN”, “Chương trình 592 góp phần bảo tồn và phát triển cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao”, “Phát triển doanh nghiệp KH&CN ở TP Đà Nẵng”, “Công ty Cổ phần giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam: Thành công nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN”... (đối với các doanh nghiệp KH&CN); “Cần lấy yếu tố con người làm trung tâm cho hoạt động đổi mới sáng tạo”, “Mùa xuân khởi nghiệp”, “Khởi nghiệp sẽ tốt hơn nếu biết khai thác công cụ về sở hữu trí tuệ”, “Hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp”, “Khởi nghiệp từ nông nghiệp ngày càng hấp dẫn giới trẻ”, “Chắp cánh sáng tạo”... (đối với các doanh nghiệp/cá nhân có công nghệ được ươm tạo và sinh viên/người dân có ý tưởng sáng tạo phát triển công nghệ).

Hoạt động tuyên truyền về Chương trình 592 do Tạp chí KH&CN thực hiện và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng khác thực hiện trong thời gian qua, bước đầu tạo ra được hiệu ứng tốt, lan tỏa Chương trình 592 đến đông đảo độc giả, trong đó có nhóm đối tượng mục tiêu. Đây là nền tảng quan trọng để các cơ quan truyền thông đại chúng biết và quan tâm đến Chương trình, từ đó chủ động tuyên truyền về Chương trình khi dự án kết thúc.

Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm và các thành viên tham gia dự án đã thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở. Đây là lần đầu tiên được thực hiện một dự án quy mô cấp quốc gia. Vì vậy, đây là cơ hội rất tốt để cơ quan chủ trì, chủ nhiệm và các thành viên tham gia dự án nâng cao năng lực, kỹ năng nghiên cứu của mình.