Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

04/FIRST/2a/AGI

2020-02-637/KQNC

Nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ genom học (Genomics-Assisted Breeding - GAB) và công nghệ chọn giống ứng dụng chỉ thị phân tử (Marker-Assisted Backcrossing - MABC) để chọn tạo các giống lúa kháng đa yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu

Viện di truyền nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

GS.TS. Phạm Xuân Hội

GS.TS. Lê Huy Hàm; PGS.TS. Khuất Hữu Trung; KS. Phạm Thị Thúy Hằng; TS. Phạm Thị Lý Thu; PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh; PGS.TS. Trần Đăng Khánh; TS. Võ Thị Minh Tuyển; TS. Đồng Thị Kim Cúc; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt; TS. Nguyễn Thúy Điệp; TS. Chu Đức Hà; ThS. Phan Thanh Phương; ThS.Đoàn Văn Sơn; KS.Nguyễn Trường Khoa; TS. Khuất Thị Mai Lương; ThS.Trần Thị Thúy; ThS.Kiều Thị Dung; ThS.Đặng Thị Thanh Hà

Cây lương thực và cây thực phẩm

06/2017

05/2019

19/08/2019

2020-02-637/KQNC

08/07/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Viện đã công nhận chính thức được 03 giống quốc gia, 04 giống sản xuất thử và 15 dòng lúa triển vọng. Đặc thù các giống lúa của Tiểu dự án là có năng suất cao, chất lượng tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học. Các dòng/giống này hiện đang được triển khai, mở rộng tại các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi từ biến đổi khí hậu. Xác định 18 gen ứng viên (candidate gen) trong tập đoàn giống lúa bản địa của Việt Nam đã được giải mã. Đây là nguồn vật liệu quý để tiếp tục lai chuyển và quy tụ tạo giống giống mới kháng đa yếu tố để sớm phục vụ sản xuất. Thiết kế 1 bộ mồi gồm 31 cặp mồi SSLP phục vụ nhận diện nhanh chóng các gen ứng viên liên quan đến khả năng chống chịu sinh học và phi sinh học ở lúa, phục vụ cho công tác chọn giống. Xây dựng cơ sở dữ liệu trình tự genome hoàn chỉnh và bản đồ SNPs của 300 giống lúa bản địa Việt Nam. Xây dựng 7 quy trình sản xuất hạt giống gốc, 3 quy trình canh tác cho 7 giống lúa mới để triển khai đại trà mang lại hiệu quả cao nhất. 05 giống lúa đã được cấp bằng bảo hộ, đây là căn cứ pháp lý của tác giả và cơ quan tác giả phục vụ công tác chuyển giao và sản xuất.
17537
Các dòng/giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu trong điều kiện bất thuận sinh học và phi sinh học đã và đang được triển khai tại các vùng chịu ảnh hưởng, góp phần làm giảm tác hại xấu của chất hóa học tới môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí cho người dân, giúp tạo ra các sản phẩm an toàn, góp phần ổn định an ninh lương thực bền vững, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng và tăng thu nhập cũng như sức khỏe cho người trồng lúa.

Giống lúa; Genom học; Chọn giống; Tạo giống; Phát triển; Công nghệ; Chỉ thị phân tử

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Làm chủ và thành thạo công nghệ chọn tạo giống lúa bằng phương pháp ứng dụng chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) để tích hợp các gen mục tiêu (chịu mặn, ngập, hạn, kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu…) vào các giống lúa đang trồng đại trà (mega varieties), đồng thời vẫn giữ nguyên được các đặc tính nông sinh học khác (như năng suất, chất lượng) và tạo ra giống lúa kháng đa yếu tố, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ bền vững và hoàn thiện các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực genom học, sinh học phân tử để chọn tạo giống lúa kháng đa yếu tố. Tổ chức sản xuất các giống lúa mới trên diện rộng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở thành công ở cây lúa, mở rộng ứng dụng genom học sang các cây trồng quan trọng khác, như cà phê, đậu tương, sắn.

Các dòng giống lúa của dự án phần nào đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu, do vậy mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, thương mại sản phẩm trong và ngoài nước, giúp ổn định an ninh lương thực và phát triển kinh tế ngành trồng lúa gạo Việt Nam.