liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.03-2017.02

2020-48-227/KQNC

Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số cấu trúc lên đặc tính và hiệu năng làm việc của linh kiện quang tử cấu trúc mirco và nano

Viện Khoa Học Vật Liệu

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Ngô Quang Minh

ThS. Hoàng Thu Trang, ThS. Nguyễn Văn Ân, ThS. Phạm Văn Đại, ThS. Mẫn Hoài Nam

Vật lý các chất cô đặc

12/2017

12/2019

14/02/2020

2020-48-227/KQNC

02/03/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

+ Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của các tham số cấu trúc lên đặctính và hiệu năng làm việc của linh kiện quang tử cấu trúc micro và nano sử dụng tinh thể quang tử và cấu trúc nano plasmonic. Các nội dung chính mà đề tài đã thực hiện được như sau: (i) Nghiên cứu tính chất quang (tuyến tính và phi tuyến) của một số vật liệu (kim loại,điện môi, bán dẫn) dùng để chế tạo linh kiện quang tử cấu trúc micro và nano: Vật liệu phi tuyến As2S3 sử dụng để chế tạo màng m ng dẫn sóng của linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn đ nh; vật liệu SÌ3N4 dùng để chế tạo các bộ lọc quang học vùng khả kiến hiệu suất cao; vật liệu thủy tinh dùng làm đế của linh kiện quang tử; và một số vật liệu khác; (ii) Nghiên cứu lý thuyết hiệu ứng cộng hưởng plasmon (dẫn truyền và định xứ) tại bề mặt cấu trúc nano plasmonic: (i) hiệu ứng cộng hưởng plasmon định xứ bề mặt của các nano vàng (Au) hình cầu (đơn hạt và cấu trúc mạng) ứng dụng cho quang xúc tác; (ii) hiệu ứng cộng hưởng plasmon dẫn truyền sử dụng màng m ng kim loại bạc (Ag) trong cấu trúc cách tử dẫn song song; (iii) Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của một sổ linh kiện quang tử cấu trúc micro và nano trong xử lý th ng tin, cảm biến, chuyển đổi năng lượng quang-điện (pin mặt trời)... sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử 1D và 2D. Ưu, nhược điểm của việc ứng dụng hiệu ứng cộng hưởng plasmon để nâng cao hiệu suất làm việc của linh kiện quang tử cấu trúc micro và nano; (iv) Tính toán và mô phỏng để nghiên cứu ảnh hưởng của các tham sổ cấu trúc lên đặc tính và hiệu năng làm việc của linh kiện quang tử xử lý thông tin, cảm biến, chuyển đổi năng lượng quang-điện, sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử 1D và 2D và hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt: Kết quả về tính toán và m ph ng linh kiện chọn lọc bước sóng (bộ lọc quang học) vùng khả kiến sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử 2D đã được công bố: (1) 01 bài báo trên tạp chí IEEE Photonics Journal (tạp chí quốc tế có uy tín) Tập 10, số 2, Trang 2700208, Năm 2018, với tiêu đề “Efficient color filters based on Fano-like guidedmode resonances in photonic crystal slabs”; (2) 01 bài báo trên tạp chí Scientific Reports (tạp chí ISI uy tín) Tập 8, số 16404, Năm 2019, với tiêu đề “Controlling Fano resonances in multilayer dielectric gratings towards optical bistable devices”; (v) Tính toán và mô phỏng một số ứng dụng của hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt trong các linh kiện quang tử phản ứng, pin mặt trời và xử lý thông tin...Kết quả đã được công bố: (1) 01 bài báo trên tạp chí IEEE Photonics Journal (tạp chí quốc tế có uy tín) tập 11, số 4, trang 7102411, năm 2019, với tiêu đề là “Giant nonlinear AlGaAs-doped glass photonic crystal fibers for efficient soliton generation at femtojoule energy”; (2) 01 bài báo trên tạp chí Communications in Physics (tạp chí quốc gia có uy tín) tập 28, số 2, trang 115-125, năm 2018, với tiêu đề là “Localized surface plasmon resonances with spherical metallic nanoparticles”; (3) 01 bài báo trên tạp chí Science and Technology Development Journal - Natural Sciences (tạp chí quốc gia có uy tín) tập 2, số 4, trang 136-145, năm 2018, với tiêu đề là “Nâng cao hệ số ph m chất của bộ lọc phổ cộng hưởng Fano vùng khả kiến dựa trên sự giao thoa các mode dẫn sóng lệch pha trong phiến tinh thể quang tử 2D”; (4) 01 báo cáo tại Hội nghị , hội thảo quốc tế IWAMSN2018 tại Ninh Bình (The 9th International Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology (IWAMSN2018), ngày 8-11 tháng 11 năm 2018 - Ninh Binh, Vietnam), với tiêu đề là “Long range surface plasmon resonance for reduced all-optical switching in nonlinear dielectric grating”; (5) 01 báo cáo tại Hội ngh Quang học Quang phổ toàn quốc lần thứ 10 (ICPA2018), ngày 11-15 tháng 11 năm 2018 - Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam, với tiêu đề "Bộ chọn lọc sóng quang học vùng khả kiến ph m chất cao trên cơ sở giao thoa của hai sóng lệch pha trong phiến tinh thể quang tử hai chiều”; (6) 01 báo cáo tại Hội ngh Vật lý chất rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc (SPMS2019), ngày 2-4 tháng 11 năm 2019 - Quy Nhơn, Bình Đ nh, Vietnam, với tiêu đề là “Điều khiển phổ truyền qua của bộ lọc dựa trên sự kết hợp gián tiếp giữa các bộ cộng hưởng thông qua kênh dẫn sóng dạng Idle hẹp trong tinh thể quang tử 2D,"; (vi) Chế tạo thử nghiệm một số cấu trúc linh kiện quang tử dựa trên các kết quả tính toán và m ph ng. Đề tài đã chế tạo thành vi cộng hưởng dạng cầu dựa trên sợi quang pha tạp Er3+ phát xạ laser. (vii) Đo đạc và đánh giá các tham số, đặc tính và hiệu năng làm việc của linh kiện và so sánh với tính toán và mô phỏng Vi cộng hưởng dạng cầu đã được kết nối với cấu hình bơm/thu tín hiệu lasers từ sợi quang với hai cấu hình đo thuận và đo nghịch. Kết quả đã được công bố: (1) 01 báo cáo tại Hội nghị , hội thảo quốc tế ICAMN2019 tại Hà Nội (The 4th International Conference on Advanced Materials and Nanotechnology, ngày 13-16 tháng 10 năm 2019 - Hà Nội, Việt Nam), với tiêu đề là “Whispering-gallery-mode lasers in Er3+-doped silica glass microspheres and its integrated with SOI slotted photonic crystal waveguides”. Kỷ yếu Hội nghị trang 175-179; (viii) Hỗ trợ đào tạo 02 NCS và từng bươcs đẩy mạnh hợp tác với các Viện nghiên cứu và trường Đại học trong và ngoài nước (Mỹ, Ấn Độ). Hai nghiên cứu sinh tham gia đề tài là NCS Hoàng Thu Trang và NCS Nguyễn Văn Ân sẽ bảo vệ luận án cấp cơ sở vào đầu năm 2020.
17127

Tính chất quang; Tuyến tính; Phi tuyến; Xử lý thông tin; Cảm biến

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Phát triển công nghệ mới,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 Tiến sĩ