Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây na (Annona squamosa) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông nghiệp xanh Thái Nguyên

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

Phùng Thị Kim Cúc

Khoa học nông nghiệp

12/04/2021

Đề tài bổ sung vào phương pháp luận và cách thức xây dựng hệ thống bảo tồn ex-situ kết hợp với bảo tồn on-farm trên một số đối tượng có tính đặc thù cao: cây ăn quả lâu năm. Đề tài xác định được tính hai trình tự ADN mã vạch phục vụ định danh và phân tích đa dạng di truyền giữa các giống na dai tại tỉnh Thái Nguyên, là cơ sở nhận dạng, truy suất nguồn gốc và đăng ký bản quyền về cây giống và sản phẩm của chúng. Hệ thống các biện pháp trong quy trình kỹ thuật được nghiên cứu hoàn toàn có thể phổ biến cho người trồng na trong cả nước.
TNN-2021-02
Tổ chức bình tuyển và chọn lọc được 22 cây na dai đầu dòng qua đó là cơ sở sản xuất ra những cây giống mang nguồn gen cây na tốt, cho năng suất, sản lượng cao. Đã xây dựng quy trình trồng thâm canh trên cây na dai tại địa phương đạt năng suất vượt từ 17- 20 % so với đại trà với chất lượng đảm bảo, giữ được các đặc tính tốt của sản phẩm. Việc bảo tồn kết hợp với khai thác hiệu quả nguồn cây na dai Thái Nguyên sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương, nâng cao được tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế trong hiện tại và tương lai. Nguồn thực liệu bình tuyển và chọn lọc được qua điều tra khảo sát thực trạng trên 5 huyện nghiên cứu cùng với quy trình canh tác có hiệu quả kinh tế vượt trội đã khẳng định trong thực tế sẽ góp phần khôi phục và phát triển các vườn trồng và đồng thời mở ra một ngành nghề trồng cây ăn quả đặc sản trên địa bàn trong cả nước – nơi có điều kiện sinh thái tương tự với thu nhập cao, ổn định, thu hút và tạo công việc cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là lao động phụ nữ. Các giải pháp khoa học công nghệ và các biện pháp kỹ thuật thu được từ nghiên cứu và thể hiện trong quy trình thâm canh như bón phân, cắt tia, phòng trừ sâu bệnh, bao quả... đã làm giảm rất đáng kể những tác động xấu đối với môi trường, bảo vệ và tạo điều kiện cho các đối tượng ký sinh, thiên dịch của sâu bệnh hại phát triển, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cho người lao động.

bảo tồn nguồn gen, cây na, annona squamosa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không