Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,953,349
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

QGT16.ĐT.03/2018

08/2021/TTPTKH&CN

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen lợn đen huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Thị Bích Ngà

TS. Nguyễn Thị Bích Ngà, ThS. Trần Viết Vinh, TS. La Văn Công, KS. Dương Trung Kiên, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Văn Trưởng, TS. Hà Bích Hồng

Chăn nuôi

01/03/2018

01/03/2021

26/05/2021

08/2021/TTPTKH&CN

23/06/2021

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

Đã xác định được số lượng lợn đen Định Hóa hiện tại còn không nhiều và xu hướng đang tiếp tục suy giảm. Về ngoại hình, lợn đen Định Hóa có màu lông, da đen toàn thân là chính. Số ít còn lại là lông, da trắng ở bốn chân, đốm trắng ở trán, chọm đuôi và có vết loang trắng ở trên thân. Đã nghiên cứu được các đặc điểm sinh học đặc trưng của đen Định Hóa.

Phân tích thành công đa hình gen, giải trình tự các gen PIT1 (POU1F1); CSN1S1 và gen β-LG của giống lợn đen Định Hoá. Đã đăng ký 03 trình tự nucleotide của 03 đoạn gen PIT1, CSN1S1 và β-LG lên ngân hàng gen Quốc tế với mã số lần lượt là MW167783; MW167781 và MW166782.

Xây dựng thành công 03 mô hình bảo tồn và lưu giữ tại vị và 01 mô hình chuyển vị lợn đen Định Hóa với quy mô 15 lợn cái đen sinh sản, 02 lợn đực giống đen/mô hình. Các mô hình này là cơ sở để bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lợn đen Định Hóa trong thời gian tới.

Đã tuyển chọn được 60 lợn cái sinh sản, 8 lợn đực giống thế hệ 1. Khả năng sinh sản của đàn lợn đen Định Hóa thế hệ 1: Tuổi thành thục về tính bình quân 181,68 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 341,35 ngày; số lứa đẻ là 2,03 lứa/năm; số con đẻ ra/lứa là 8,15 con. Khối lượng sơ sinh bình quân 0,58 kg/con; khối lượng cai sữa bình quân là 6,05 kg/con; tỷ lệ nuôi sống 84,02%;

Đã tuyển chọn được 63 lợn cái và 9 đực giống thế hệ 2. Đàn lợn cái sinh sản tuyển chọn thế hệ 2 có các chỉ tiêu sinh lý sinh sản, sinh trưởng cao hơn so với trung bình của đàn lợn đen Định Hóa khảo sát ban đầu. tuổi thành thục về tính bình quân 181,67 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 340,55 ngày; số lứa đẻ là 2,05 lứa/năm; số con đẻ ra/lứa là 8,20 con. Khối lượng sơ sinh bình quân 0,6 kg/con; khối lượng cai sữa bình quân là 6,19 kg/con; tỷ lệ nuôi sống 84,06%

Khả năng sản xuất thịt bình quân có tỷ lệ móc hàm đạt 72,00%; tỷ lệ thịt xẻ đạt 66,28%; tỷ lệ thịt nạc 44,67%; tỷ lệ thịt mỡ là 32,44%; tỷ lệ vật chất khô từ 31,90%; tỷ lệ protein thô bình quân 17,61%; tỷ lệ lipit thô bình quân từ 3,03% và khoáng tổng số bình quân từ 1,11%.

Khả năng sinh trưởng của đàn lợn nuôi thương phẩm: Khối lượng sơ sinh trung bình 0,62kg/con; khối lượng lúc 2 tháng tuổi trung bình 6,19kg/con; khối lượng lúc 8 tháng tuổi 43,90kg/con. Tiêu tốn thức ăn bình quân toàn kỳ 5,61kg/kg tăng trọng.

Xây dựng 06 quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen Định Hóa;

Tư liệu hóa toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Hoàn thành các báo cáo khoa học, xuất bản 01 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, thiết lập bản đồ 1/50.000 về phân bố của lợn đen Định Hóa; xây dựng một phóng sự về lợn đen Định Hóa trên trang tin Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên; in và phân phát đến người dân 1.000 tờ rơi giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi lợn đen Định Hóa.

KHCNTN-2021-08

Đề tài quỹ gen “Nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen lợn đen huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” đã góp phần nâng cao hiểu biết về nguồn gen vật nuôi, tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen lợn Đen Định Hóa, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh thái môi trường đối với đồng bào dân tộc của huyện Định Hóa.

Đã xây dựng được 03 mô hình bảo tồn tại chỗ và 01 mô hình bảo tồn chuyển chỗ đối với giống lợn Đen Định Hóa, tạo cơ sở để tiếp tục lưu giữ, khai thác và phát triển giống lợn Đen Định Hóa trong tương lai gần.

Cung cấp thêm các quy trình công nghệ chăn nuôi lợn ở địa phương, kết hợp phương pháp chăn nuôi truyền thống, kinh nghiệm của đồng bào dân tộc để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và Đảm bảo vệ sinh an toàn.

Đối với xã hội - môi trường: Kết quả nghiên cứu đã làm thay đổi cách suy nghĩ và tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất kém hiệu quả, tận dụng môi trường đất trống, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì sự phát triển sản xuất bền vững.

Đối với tổ chức chủ trì có điều kiện nâng cao vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi địa phương có giá trị của Quốc gia của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời nâng cao vai trò, năng lực, nguồn lực cho công tác nghiên cứu khoa học. Là điều kiện, môi trường tốt để các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ rèn luyện, thử thách bản thân. Các tài liệu khoa học thu được từ nhiệm vụ này sẽ là cơ sở dữ liệu quý, góp phần vào công tác nghiên cứu, đào tạo của các trường Cao Đẳng và Đại học thuộc lĩnh vực Nông nghiệp trong cả nước.

Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu có cơ hội, điều kiện để tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, để bảo tồn và phát triển giống lợn địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhanh hơn và phát triển bền vững hơn.

Trên cơ sở các kết quả thu được từ nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen, việc tiếp tục duy trì các mô hình bảo tồn lợn Đen Định Hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, để bảo tồn nguồn gen lợn Đen Định Hóa cần phải theo phương châm “Bảo tồn và phát triển”, lấy phát triển để bảo tồn nguồn gen. Trong đó việc đầu tiên cần làm là xây dựng thương hiệu giống lợn Đen Định Hóa. Thống nhất lấy tên là lợn Đen Định Hóa cho loài vật nuôi này. Xây dựng dự án khai thác nguồn gen lợn Đen Định Hóa và giao cho Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân chủ trì triển khai tại địa phương. Hỗ trợ người chăn nuôi, tạo nguồn sản phẩm có uy tín cung cấp ra thị trường...

bảo tồn gen, lợn đen

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 4

Số lượng công bố quốc tế: 3

Đào tạo 01 kỹ sư chuyên ngành Chăn nuôi thú y.