Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

TN18/C09 (2018-2021)

2021-48-1422/KQNC

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu chủ lực của Tây Nguyên tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao từ một vài loài dược liệu chủ lực bản địa quý hiếm của Tây Nguyên

Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan

TS. Nguyễn Thị Diệu Thuần; ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền; ThS. Phạm Văn Huyến; ThS. Trần Thị Ngọc Hạnh; CN. Nguyễn Hữu Hương Duyên; ThS. Đinh Văn Khiêm; ThS. Phan Nhã Hòa; ThS. Trần Thái Vinh; ThS. Vũ Kim Công; ThS. Đặng Thị Thắm; ThS. H'Yon Niê Bing; TS. Nông Văn Duy; TS. Nguyễn Hoài Nam; TS. Nguyễn Xuân Cường; TS. Trần Hồng Quang; TS. Trần Thị Hồng Hạnh; TS. Lê Thị Thanh Trân; DS. Huỳnh Thị Phương Duyên; DS. Nguyễn Thế Quyền; CN. Giang Thị Thanh; CN. Hoàng Thanh Trường; CN. Bùi Văn Trọng; PGS.TSKH. Phạm Văn Cường; TS. Lê Công Nhất Phương

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

07/2018

03/2021

19/06/2021

2021-48-1422/KQNC

13/09/2021

- Về khoa học: + Đề xuất danh mục dược liệu chủ lực gồm 22 loài dược liệu của Tây Nguyên. + Nghiên cứu hóa học 09 loài dược liệu (atisô, đảng sâm, đương quy trung quốc, đương quy nhật bản, sâm cau, đinh lăng, sa nhân tím, xoan nhừ và cuồng hiệp) đã phân lập được 80 hợp chất và công bố 09 hợp chất mới. + Xây dựng phương pháp phân tích 10 chất chỉ thị (curculigoside, 2,6-dimethoxybenzoic acid, deacylcynaropicrin, cynaropicrin, tangshenoside I, tangshenoside VI, riligustilisde, 5-(hydroxymethyl) furfural, falcarindiol, pinoresinol) bằng kỹ thuật HPLC. + Hoàn thiện quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản 6 loài dược liệu (atisô, đảng sâm, đương quy nhật bản, sâm cau, đinh lăng, sa nhân tím) phù hợp với điều kiện ở Tây Nguyên. + Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả, bền vững dược liệu của Tây Nguyên cũng như xây dựng các phương pháp nhân giống, trồng trọt đối với 2 loài lan gấm và tam thất. - Về ứng dụng: + Triển khai 5 mô hình trồng dược liệu (atisô, đảng sâm, đương quy nhật bản, sâm cau, đinh lăng) với diện tích 12 ha theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo tồn nguồn gen. + Sản xuất thử nghiệm 4 loại viên nang mềm là Đảng sâm TN, Sâm cau TN, Đương quy TN và Đảng sâm - Sâm cau TN để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. + Là tài liệu tham khảo và nghiên cứu triển khai các kết quả về bảo tồn, phát triển, thành phần hóa học của một số loài cây thuốc chủ lực của Tây Nguyên.
19683
Hướng đến nhân trồng dược liệu ở quy mô lớn, đề tài đã hoàn thiện các quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản 06 loài dược liệu (Atisô, Đảng sâm, Đương quy Nhật Bản, Sâm cau, Đinh lăng, Sa nhân tím) dựa trên các tài liệu hướng dẫn trồng trọt làm cơ sở cho việc triển khai mô hình trồng dược liệu ở Tây Nguyên. Xây dựng 05 Mô hình trồng 5 loài dược liệu (2-3 ha/loài) có năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt đáp ứng làm nguyên liệu cho chế biến, làm cơ sở cho xây dựng, phát triển các vùng dược liệu ở quy mô lớn cho khu vực Tây Nguyên bao gồm: + Mô hình trồng Atisô tại xã Tà Nung, tp. Đà Lạt, diện tích 3 ha. + Mô hình Đảng sâm tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, diện tích 3 ha. + Mô hình Đương quy Nhật Bản tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, diện tích 2 ha. + Mô hình Sâm cau tại xã Ea Wy, huyện Ea HʹLeo, diện tích 2 ha. + Mô hình Đinh lăng tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, diện tích 2 ha. Các kết quả triển khai mô hình đã chứng minh tính hiệu quả về kinh tế cũng như khả năng bảo tồn, phát triển các nguồn gen dược liệu hướng đến phát triển bền vững cho vùng Tây Nguyên. Sau khi đề tài nghiệm thu, các mô hình trồng dược liệu vẫn được người dân tiếp tục phát triển.

Cây thuốc; Trồng trọt; Dược liệu; Bảo tồn; Cây chủ lực; Giá trị; Phát triển kinh tế

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không