liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKH.HG - 05/18

44/TT-TTTL

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen một số loài thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang

UBND Tỉnh Hà Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Đỗ Tuấn Anh.

KS. Nguyễn Anh Tú; ThS. Vi Quang Ngọc; KS. Phạm Thị Phương; KTV. Trần Thị Nhung; KS. Phạm Xuân Thắng; CN. Lý Minh Thuý; CN. Hoàng Thị Độ; ThS. Lê Duy Mạnh; KS. Hoàng Văn Tuyền; KS. Phạm Mạnh Thông; KS. Nguyễn Tiến Dũng.

Khoa học nông nghiệp

10/2018

04/2022

31/03/2022

44/TT-TTTL

25/08/2022

Trung Tâm Thông Tin Và Chuyển Giao Công Nghệ Mới

Nghiên cứu thành công sẽ chủ động được nguồn con giống phục vụ cho nghề nuôi thương phẩm, mở rộng và phát triển nuôi trồng thuỷ sản đối tượng cá có giá trị kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, chủ động sản xuất con giống sẽ dần hạn chế, đi đến chấm dứt tình trạng đánh bắt cá Rầm xanh, Anh Vũ, Chày đất, cá Mi, Lăng chấm, cá Chiên giống ngoài tự nhiên như hiện nay, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học; Thống kê được thông tin liên quan đến 6 loài cá Rầm xanh, Anh vũ, Chiên, Lăng Chấm, Chày đất, Mị; Thu thập, thuần dưỡng, lưu giữ và phát triển được nguồn gen thủy sản quý của Hà Giang; Hoàn thiện, xây dựng quy trình nuôi thuần dưỡng, nuôi vỗ, sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm cho 4 loại cá: cá Mị, Rầm xanh, Anh vũ, Chày đất; Sản xuất được 10.000 con giống của 4 loài: Rầm xanh, Chày đất, Mị, Anh vũ; 20-30 cặp cá Bố mẹ mỗi loài; Thả tái tạo nguồn lợi thuỷ sản 8000 con trong đó: Cá Rầm xanh 2000 con, cá Anh Vũ 2000 con, cá Chày đất 2000 con, cá Mi 2000 con; Xây dựng mô hình nuôi cá thương phẩm 4 loài cá Rầm xanh, Anh vũ, Chày đất và Mị, quy mô 500 con/loài; Đào tạo 06 cán bộ thành thục quy trình sinh sản và nuôi dưỡng, 60 người dân nắm được quy trình nuôi thương phẩm.
HSĐKTTKHCN-HG-2023
Đề tài tạo ra sản phẩm cá giống ổn định sẽ tạo được nghề nuôi ổn định, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Khi hình thành nghề nuôi người dân sẽ có ý thức giữ nghề nuôi ổn định và thu nhập ổn định của người dân. Sự thành công của đề tài sẽ lưu giữ nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi nguồn lợi tự nhiên và đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi. Bên cạnh đó, thành công của đề tài là bước tiến quan trọng trong công tác đưa giống cá mới có giá trị thương phẩm cao vào thực tế, giúp chủ động về con giống cho nghề nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng số người dân tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Gen thủy sản; bảo tồn gen thủy sản; phát triển nguồn gen thủy sản; một số loài thủy sản; Rầm xanh, Anh vũ, Chiên, Lăng Chấm, Chày đất, Mị; thủy sản Hà Giang; nguồn gen thủy sản Hà Giang.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không