- Chu trình sinh địa hóa của các chất ô nhiễm kháng sinh do hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng đất ngập nước ven biển: Nghiên cứu điển hình tại Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
- Nghiên cứu chế tạo hệ dung dịch sét bentonit sử dụng cho khoan mẫu luồn trong khoan thăm dò than vùng Quảng Ninh
- Nghiên cứu sự hình thành màng sinh học (BIOFILM) từ các vi sinh vật phân lập tại Việt Nam nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu mỏ
- Xây dựng mô hình giám sát tập đoàn tài chính - tiếp cận rủi ro hệ thống
- Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm Asen trong nguồn nước ở một số vùng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và đề xuất giải pháp công nghệ xử lý
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm xây dựng Bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho các nhà Tâm lý học Việt Nam
- Nghiên cứu các hiệu ứng alpha cluster trong phản ứng hạt nhân trực tiếp
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống khắc phục nhanh sự cố tăng/giảm điện áp ngắn hạn cho phụ tải
- Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học theo hướng bảo vệ gan của Nấm linh chi thu hái tự nhiên tại Quảng Nam - Đà Nẵng và phát triển phương pháp đánh giá chất lượng Nấm linh chi Việt Nam bằng phương pháp HPLC
- Chu trình sinh địa hóa của các chất ô nhiễm kháng sinh do hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng đất ngập nước ven biển: Nghiên cứu điển hình tại Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.08.21/11-15
2016-02-721
Nghiên cứu các giải pháp khoa học - công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền sông Hậu
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
TS. Nguyễn Nghĩa Hùng
PGS.TS. Đinh Công Sản, GS.TS. Tăng Đức Thắng, PGS.TS. Lê Song Giang, ThS. Võ Văn Thanh, TS. Nguyễn Duy Khang, TS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Lê Xuân Thuyên, TS. Lê Trung Thành
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
05/2013
12/2015
07/03/2016
2016-02-721
23/01/2016
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
- Đề tài đã phát triển được bộ công cụ giải đoán ảnh viễn thám tự động để xác định độ đục bề mặt sông qua ảnh. Đây là công cụ tốt trong tương lai để bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về phù sa vốn đã thiếu vào việc kiểm định mô hình toán cũng như lượng hóa các bùn cát theo mùa, theo năm để có theo dõi về bùn cát mà ít tốn kém kinh phí trong đo đạc
- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ:
- Nạo vét là phương án tối ưu để khơi thông và ổn định các tỷ lệ phân lưu giữa các nhánh trên đoạn sông có cù lao. Cần phải có cơ chế và chế tài quản lý, sử dụng các bùn cát này vào mục đích chỉnh trị sông và bờ biển nhiều hơn, không phải khai thác cát để xây dựng hạ tầng. Nghĩa là lấy bùn cát tại chỗ bồi và bù đắp bùn cát tại các khu vực xói lở;
- Quy hoạch không gian đóng vai trò rất cần thiết trong việc bố trí dân cư và bố trí sản xuất, để tránh thiệt hại do sạt lở gây nên. Do đó cần có vùng đệm giữa sông và đất bờ. Khu vực vùng đệm có thể có chiều rộng từ 50÷100m, tùy thuộc vào từng vùng;
- Tại khu vực cù lao Long Khánh đoạn Tân Châu- Hồng Ngự, cần nạo vét nhánh trái, kết hợp bảo vệ bờ bên nhánh phải khu vực xã Long Thuận và khu vực đầu cồn để tránh sạt lở. Quy mô nạo vét nhánh trái phía Hồng Ngự là nạo vét đến cao trình -17m với bề rộng 300m, với m=3, với tổng lượng cát lấy ở nhánh trái 26,6 triệu m3 khối cát, lượng cát này có thể bổ sung cho khu vực lượng cát mất tại một số khu vực trọng điểm khác;
- Kè mỏ hàn cọc có khả năng áp dụng tốt ở trên sông Tiền và sông Hậu, vừa thân thiện môi trường vừa có giá thành rẻ hơn so với kè lát mái. Vì vậy, trong tương lai cần ứng dụng nhiều hơn loại kè này để bảo vệ các đoạn xói lở cục bộ, các đầu cù lao; Cụ thể, đối với trường hợp bảo vệ đoạn sông Hậu qua TP. Cần Thơ, nếu sử dụng phương án kè lát mái truyền thống giá thành sẽ 1.679,4 tỷ đồng, trong khi đó nếu áp dụng cho phương án kè mỏ hàn cọc, giá thành để chỉnh trị đoạn sông này chỉ khoảng 575,178 tỷ đồng. Đây là lợi thế rất lớn về mặt kinh tế cũng như kè mỏ hàn cọc có giá trị sinh thái cao.
- Kết cấu “Bottom Vanes” cho thấy khả năng áp dụng tốt trong việc tự dòng sông nạo vét một cách tự nhiên. Tuy nhiên cần cho ứng dụng thử nghiệm để xác định tính ưu việt và mức độ cũng như thời gian điều chỉnh tỷ lệ phân lưu trên sông Tiền và sông Hậu;
- Đối với khu vực các cù lao đi qua TP. Cần Thơ, cần thiết phải được bảo vệ, với tuyến chỉnh trị là dựa trên thế sông hiện tại. Sử dụng kè cọc bảo vệ ở mũi cù lao Tân Lộc và các khu vực khác để giảm chi phí bảo vệ cũng như tăng khả năng ổn định đất bờ, các kè lát mái tại các khu vực khác.
- Hiệu quả kinh tế trực tiếp
Căn cứ theo cách tính hiệu quả của Chương trình KC.08/11-15, Đề tài KC.08.21/11-15 “Nghiên cứu các giải pháp khoa học - công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền, sông Hậu" có các dạng sản phẩm về thiết kế điển hình cho các dạng công trình chỉnh trị sông.
Tổng kinh phí đầu tư công trình khái toán cho đoạn sông có cù lao trên sông Hậu là 2.049,4 tỷ VNĐ, ngoài ra có các tính toán đánh giá về các giải pháp nạo vét, kè mỏ hàn cọc, kè bottom vane. Giá trị về hiệu quả so sánh trong nghiên cứu KH của đề tài là 0.02% là 410 triệu đồng.
- Mức độ tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường
Với hàng năm sạt lở làm mất diện tích đất rất lớn ở các đoạn sông có cù lao, việc đưa ra giải pháp điều chỉnh và ổn định có tác động đến kinh tế - xã hội và môi trường. Đối tượng của đề tài nằm trên hệ thống sông lớn của nước ta, nơi chảy qua nhiều đô thị quan trọng và là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Các đề xuất mới có tính khả thi trong nghiên cứu giải pháp phi công trình, theo hướng hòa hợp với thiên nhiên đối với công trình chỉnh trị sông sẽ tạo ra những đột phá về chất trong hiệu quả của loại công trình vốn chỉ được nhắc đến trong các hoạt động phòng chống thiên tai, nay sẽ chắc chắn thu hút được sự quan tâm tham gia của toàn xã hội và của chuyên gia nhiều chuyên ngành khoa học khác.
Các kết quả nghiên cứu về công trình chống sạt lở bờ chắc chắn sẽ đóng góp không nhỏ đến giảm nhẹ thiên tai, ổn định an sinh xã hội, cải thiện môi trường, thông qua đó tạo điều kiện phát triển kinh tế như giao thông thủy, xây dựng các thành phố,...
- Mức độ sẵn sàng chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu
+ Hiện đề tài đã tính toán nghiên cứu đề xuất giải pháp mới tiết kiệm chi phí như: Kè mỏ hàn cọc áp dụng cho các đoạn đầu cù lao xói lở nhiều; Kết cấu “Bottom Vanes” áp dụng tốt trong việc tự dòng sông nạo vét một cách tự nhiên. Dự kiến các giải pháp trên sẽ đưa vào ứng dụng thực tế cho một dự án chỉnh trị sông.
+ Đã hoàn hoàn thiện quản lý dữ liệu: Bộ cơ sở dữ liệu tổng hợp, quản lý bằng website offline và đĩa CD.
Khoa học; Công nghệ; Sông; Cù lao; Biến động; Hình thái; Sông Tiền; Sông Hậu
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
Hỗ trợ 2 Tiến sỹ và đào tạo 3 Thạc sỹ