liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐLCN.30/17

2021-02-271/KQNC

Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất chất lượng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc

Viện nghiên cứu rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng

ThS. Nguyễn Thị Thu Hương; PGS.TS. Hoàng Thị Lệ Hằng; ThS. Nguyễn Thị Bích Hồng; TS. Vũ Việt Hưng; ThS. Ngô Xuân Phong; ThS. Nguyễn Duy Hưng; ThS. Kỉêu Văn Quang; TS. Vũ Quang Giảng; ThS. Lê Thị Hà; KS. Đặng Văn Long; KS. Đào Huy Danh

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

10/2017

09/2020

20/11/2020

2021-02-271/KQNC

22/02/2021

Về giống, đề tài đã tuyển chọn được 02 dòng: nhãn chín sớm NS203, nhãn chính vụ Ánh Vàng 205 và 01 giống nhãn chính vụ T6 có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào trồng trong sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu giống, bổ sung các giống nhãn tốt cho sản xuất nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nói riêng và một số vùng sản xuất nhãn ở một số tỉnh phía Bắc nói chung. Về quy trình canh tác, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến một số giống nhãn đã kéo dài thời gian thu hoạch và tăng chất lượng sản phẩm, đặc biệt có thể kéo dài thời gian thu hoạch bằng biện pháp xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch vào các thời gian khác nhau trong năm tại vùng nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La và một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên. Quy trình kỹ thuật xử lý ở giai đoạn cận thu hoạch và sau thu hoạch đã góp phần nâng cao chất lượng, mẫu mã quả và kéo dài thời gian bảo quản cho giống nhãn đang được trồng chủ lực tại Sơn La. Một số hộ dân thuộc một số huyện như Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn tỉnh Sơn La và huyện Khoái Châu, Thành phố Hưng Yên, huyện Kim Động, Ân Thi tỉnh Hưng Yên đã tự mở rộng diện tích trồng giống nhãn Ánh Vàng 205 bằng cách áp dụng biện pháp kỹ thuật ghép cải tạo mà Viện Nghiên cứu Rau quả đã chuyển giao từ những năm 2010 trên giống nhãn sẵn có. Các kết quả của đề tài được người dân áp dụng vào sản xuất nhãn tại một số vùng trồng nhãn tập trung như Sơn La, Hưng Yên và sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ cho các địa phương khác tại các tỉnh phía Bắc có sản xuất nhãn tập trung.
18531

Trồng nhãn; Năng suất; Chất lượng; Khoa học công nghệ; Nhân giống

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không