- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử yếu tố nguy cơ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sx nấm hương (Lentinula edodes) và nấm dược liệu (nấm linh chi nấm đầu khỉ) theo hướng sản xuất hàng hoá tại Lào Cai
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp thông thường (tro xỉ vỏ khuôn đúc bùn thải) từ các nhà máy công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng Sổ tay hướng dẫn xử lý và tái sử dụng
- Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm một số địa phương trong nước và giải pháp cho tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng bộ KIT phát hiện kháng sinh trong sữa bằng kỹ thuật nano
- Nghiên cứu ứng dụng hạt na-nô chế tạo hệ sơn nước cách nhiệt phản xạ ánh mặt trời bền thời tiết (mã số hướng: VAST03)
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng hiện trạng sử dụng nguồn nước mặt để cân bằng nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bảo vệ tài nguyên nước bền vững cho vùng Nam Trung Bộ
- Quan trắc phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2020
- Tối ưu không trơn: Điều kiện tối ưu và tính chất tập nghiệm
- Hiệu quả phục hồi chức năng tim mạch trên bệnh nhân sau phẫu thuật van tim và bắc cầu mạch vành
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-48-212
Nghiên cứu chế tạo cấu trúc Aptamer-micelle ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS.TS. Lê Quang Huấn
Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym
19/01/2015
2015-48-212
30/03/2015
378
Đề tài nghiên cứu đã đạt được kết quả sau: Đề tài đã xây dựng được thư viện aptamer có độ đa dạng cao đáp ứng cho việc sàng lọc trên kỳ phân tử đích nào. Đề tài đã sàng lọc được 2 aptamer đặc hiệu kháng nguyên HER2 có khả năng nhận biết và gắn kết với phân tử đích HER2 khi kiểm tra bằng Dot Blot, kiểm tra bằng nhận biết trên tế bào BT474 biểu hiện mạnh HER2; Đã sử dụng các aptamer đặc hiệu HER2 để chế tạo các dạng biosensor xác định HER2 theo các nguyên lý hoạt động khác nhau, trong đó các biosensor dựa trên nguyên lý quang (sử dụng phức hệ aptamer-hạt nano vang, hạt nano bạc và hạt silica phát quang) và nguyên lý điện hóa có độ nhạy và độ đặc hiệu cần thiết, có khả năng ứng dụng trong thực tế chẩn đoán và điều trị ung thư có biểu hiện mạnh HER2. Đã chế tạo được các hệ micelle dẫn thuốc hướng đích thụ động và chủ động (gắn aptamer). Các hệ dẫn thuốc đã được đánh giá trên các dòng tế bào nuôi cấy in vitro, như dòng tế bào BT474 biểu hiện mạnh HER2, dòng tế bào MCF7, HELA, HEK 293 biểu hiện yếu HER2. Các phức hệ micelle-aptamer dẫn thuốc hướng đích dạng cấu trúc PLGA-PEG-Doc-Apt và dạng nucleic-acid-aptamer-doxorubicin/curcumin có nhiều ưu điểm về sự ổn định và tính hướng đích. Đặc biệt, phức hệ dẫn thuốc micelle-aptamer sử dụng nucleic acid là hệ dẫn thuốc có nhiều ưu điểm vượt trội so với các hệ dẫn thuốc khác và có thể mở rộng quy mô sản xuất từ quy mô phòng thí nghiệm sang quy mô pilot là không cần có sự thay đổi về công nghệ. Các kết quả này cần được tiếp tục nghiên cứu ở quy mô lớn hơn trên mức độ tiền lâm sàng và lâm sàng trước khi ứng dụng vào thực tế chẩn đoán và điều trị ung thư.
- Sản phẩm có tiềm năng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả của sản phẩm tạo ra cần phải tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh để có kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Các kết quả nghiên cứu hiện tại chỉ mới đánh giá tiền lâm sàng trên tế bào ung thư nuôi cấy nên chưa thể tính được hiệu quả kinh tế và tác động tới kinh tế, xã hội.
Phát triển công nghệ; Hạ tầng kỹ thuật; Sản xuất tôm-lúa; Vùng ven biển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 5
Đã đăng ký giải pháp hữu ích: "Phức hệ nano có tác dụng vận chuyển thuốc hướng đích và tăng cường đáp ứng miễn dịch trong điều trị ung thư, số đơn 2-2013-00085
Đã đào tạo 3 thạc sĩ (đã bảo vệ luận án thạc sĩ), và tham gia đào tạo 2 Nghiên cứu sinh