liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu chọn tạo giống chè xanh năng suất chất lượng cao cho một số vùng chè chính của Việt Nam

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

05/05/2022

- Mô hình trồng giống chè mới LCT1 (Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống sản xuất thử tại Quyết định số 52/QĐ-TT-CCN ngày 28/2/2019) tại Trung du miền núi phía Bắc, năng suất tuổi 8 đạt 10,08 tấn/ha (đối chứng: 9,38 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,35 điểm (đối chứng: 17,21 điểm), hiệu quả kinh tế tăng so đối chứng 16,84-56,87%, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,78-1,90; tại miền trung (Nghệ An), năng suất tuổi 5 đạt 6,77 tấn/ha (đối chứng: 6,60 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,26 điểm (đối chứng: 17,09 điểm), hiệu quả kinh tế tăng 13,59% so đối chứng, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,73; tại Lâm Đồng, năng suất tuổi 5 đạt 6,63 tấn/ha (đối chứng: 6,47 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,48 điểm (đối chứng: 17,18 điểm), hiệu quả kinh tế tăng 36,23% so đối chứng, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 2,17. - Mô hình trồng giống chè LP18 (Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống sản xuất thử tại Quyết định số 52/QĐ-TT-CCN ngày 28/2/2019) tại Trung du miền núi phía Bắc, tuổi 8 năng suất 9,98 tấn/ha (đối chứng: 9,59 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,6, hiệu quả kinh tế tăng 26,57-34,41% so với đối chứng, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,83-2,09; tại miền trung (Nghệ An), tuổi 5 năng suất 5,87 tấn/ha (đối chứng: 5,47 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,3, hiệu quả kinh tế tăng 51,28% so đối chứng, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,57; tại Lâm Đồng, năng suất tuổi 5 đạt 5,87 tấn/ha (đối chứng: 5,47 tấn ha), điểm cảm quan chè xanh 17,4, hiệu quả kink tế tăng so đối chứng 31,11%, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,76. - Mô hình trồng giống chè mới PH21 (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tự công bố tại Quyết định số 293/MNPB-TTC ngày 6/10/2021) tại Trung du miền núi phía Bắc, tuổi 5 năng suất đạt 6,21 tấn/ha (đối chứng: 6,02 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,25, hiệu quả kinh tế tăng so đối chứng từ 12,59-14,40%, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,67-1,81. - Mô hình trồng giống chè mới TC4 (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tự công bố tại Quyết định số 297/MNPB-TTC ngày 6/10/2021) tại Trung du miền núi phía Bắc, tuổi 17 năng suất đạt 15,72 tấn/ha (đối chứng: 15,64 tấn/ha), điểm cảm quan chè xanh 17,36, hiệu quả kinh tế tăng so đối chứng 11,92-12,32%, tỷ suất lợi nhuận cận biên đạt 1,72-2,13. - Quy trình kỹ thuật chế biến chè xanh đặc sản từ giống chè LCT1 (Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc công nhận tại Quyết định số 545 QĐ/MNPB-KH ngày 17/11/2021) mang lại lợi nhuận cao hơn so với quy trình chế biến chè xanh thường người dân đang áp dụng phổ biến tại Phú Hộ- Phú Thọ và Tân Cương – Thái Nguyên, đạt 7,86-8,36 triệu đồng/tạ (đối chứng đạt 4,78 triệu đồng/tạ), tỷ suất lợi nhuận cận biên của mô hình áp dụng quy trình so với mô hình áp dụng quy trình cũ đạt 1,56-1,79. - Quy trình kỹ thuật chế biến chè xanh dạng mao tiêm từ giống chè TC4 (Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc công nhận tại Quyết định số 545 QĐ/MNPB-KH ngày 17/11/2021) mang lại lợi nhuận cao hơn so với quy trình chế biến chè xanh thường áp dụng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè (Phú Hộ) và HTX chè Trung du Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), đạt 36,45-46,45 triệu đồng/tạ (đối chứng đạt 22,7 triệu đồng/tạ), tỷ suất lợi nhuận cận biên của mô hình áp dụng quy trình so với mô hình áp dụng quy trình cũ đạt 2,46-3,20. - Quy trình kỹ thuật chế biến chè xanh dạng viên từ giống chè PH21 (Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc công nhận tại Quyết định số 545 QĐ/MNPB-KH ngày 17/11/2021) mang lại lợi nhuận cao hơn so với quy trình chế biến chè xanh viên áp dụng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè (Phú Hộ) và Công ty chè Bảo Long (Thanh Sơn-Thái Nguyên), đạt 466-726 nghìn đồng/tạ (đối chứng đạt 200 nghìn đồng/tạ), tỷ suất lợi nhuận cận biên của mô hình áp dụng quy trình so với mô hình áp dụng quy trình cũ đạt 1,50-1,54.
- Giống chè LCT1 được trồng tại Phú Thọ 1,0ha, Thái Nguyên 1,0ha, Nghệ An 1,5ha, Lâm Đồng 1,5ha; - Giống chè LP18 được trồng tại Sơn La 0,5ha, Nghệ An 1,5ha, Lâm Đồng 1,5ha, Yên Bái 0,5ha. - Giống chè TC4 được trồng tại Sơn La 0,3ha, Phú Thọ 01 ha; - Giống chè PH21 được trồng tại Thái Nguyên 1,0ha, Yên Bái 1,5 ha, Phú Thọ 1,0 ha. - Quy trình chế biến chè xanh đặc sản từ giống chè LCT1 và Quy trình chế biến chè xanh dạng mao tiêm từ giống chè TC4: áp dụng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè (Phú Thọ) và HTX chè Trung du Tân Cương (Thái Nguyên) - Quy trình chế biến chè xanh dạng viên từ giống chè PH21: áp dụng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè (Phú Thọ) và Công ty chè Bảo Long (Phú Thọ)

Giống chè; Năng suất; Chất lượng cao; Chọn giống

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không