Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

ThS. Nguyễn Văn Chương

Cây lương thực và cây thực phẩm

11/07/2019

Giống đậu tương HLĐN 910 và HLĐN 904 cùng với quy trình kỹ thuật canh tác mới đã được phổ biến ứng dụng cho 2 vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL trên quy mô 150 ha từ nguồn giống của đề tài, chưa tính diện tích nông dân và địa phương tự nguyện sản xuất thêm ở những vùng có nhu cầu. Đặc biệt giống đậu tương HLĐN 910 sau khi được công nhận chính thức được ứng dụng tương đối rộng rãi trên các vùng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tại Đông Nam bộ: hai giống đậu tương đã được ứng dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, trên đất chuyên canh cây trồng cạn và trên đất chuyên canh hồ tiêu khi sản xuất hồ tiêu kém hiệu quả do sụt gảm về giá thu mua và sâu bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh chết nhanh. Tại ĐBSCL, hai giống đậu tương đã được ứng dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa 3 vụ, với cơ cấu 2 lúa – 1 màu tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu trong vụ Xuân Hè, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Bảo Nam nhân rộng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân tại Đông Nam Bộ và ĐBSCL, bắt đầu từ năm 2019, với thương hiệu đậu tương không chuyển gen. Công ty này đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm đậu tương trong sản xuất.
Tại ĐNB, trên đất chuyên canh cây trồng cạn, giống đậu tương HLĐN 910 cho năng suất trung bình đạt 2,56 tấn/ha, vượt 12% so với giống đối chứng. Lợi nhuận thu được từ sản xuất thử đạt 21,2 triệu đồng/ha, vượt đối chứng 4,2 triệu đồng/ha. Trên đất chuyên canh lúa 2 vụ, đậu tương HLĐN 910 được luân canh trong vụ Đông Xuân, cho năng biến động từ 2,4 đến 2,61 tấn/ha, vượt đối chứng từ 12-15%, lợi nhuận đạt từ 17,13 – 20 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm so với đối chứng là 3,64 – 5 triệu đồng/ha. Ngoài năng suất được tăng thêm, sản xuất đậu tương luân canh trên nền đất lúa đã cải tạo được đất, hệ vi sinh, sâu bệnh, cắt đứt nguồn ký chủ gây hại đáng kể cho lúa, tình trạng ding dưỡng đất được cải thiện rõ rệt. Tại ĐBSCL, trên đất chuyên canh lúa 3 vụ, giống đậu tương HLĐN 910 được luân canh trong vụ Xuân Hè (giữa 2 vụ lúa) cho năng suất biến động từ 3 – 3,41 tấn/ha, vượt giống đối chứng từ 15 – 18%. Lợi nhuận thu được từ 19 – 22 triệu đồng/ha, Lợi nhuận tăng thêm từ 6,6 – 7,4 triệu đồng/ha. Cũng như vùng ĐNB, ngoài năng suất được tăng thêm, sản xuất đậu tương luân canh trên nền đất lúa đã cải tạo được đất, hệ vi sinh, sâu bệnh, cắt đứt nguồn ký chủ gây hại đáng kể cho lúa, tình trạng ding dưỡng đất được cải thiện rõ rệt. Giống đậu tương HLĐN 910 không những phát triển tốt ở vùng ĐNB và ĐBSCL mà còn lan rộng lên cả các tỉnh Tây Nguyên do sự tự nguyện ứng dụng của nhiều doanh nghiệp và địa phương có nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu (Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Tất Thắng và Công ty TNHH Bảo Nam). Mặc dù các giống đậu tương mới chất lượng cao thuộc phạm vi đề tài được bao tiêu cụ thể, tuy nhiên xét tổng thể về tính hiệu quả thì không thể cạnh tranh nổi với các cây trồng khác. Do đó sự ứng dụng kết quả vẫn còn hạn chế.

Nghiên cứu; giống; đậu tương

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

+ Đào tạo được 02 Thạc sĩ ngành Khoa học Cây trồng, trong đó có 01 Thạc sĩ đang công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam