Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,617,968
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-02-1745/KQNC

Nghiên cứu chọn tạo giống nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị hàng hóa cao

Viện di truyền nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

GS. TS. Phạm Xuân Hội

GS. TS. Lê Huy Hàm, ThS. Nguyễn Thị Giang, ThS. Trần Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Hằng, ThS. Lê Thanh Uyên, ThS. Phạm Thị Thu, ThS. Ngô Thị Thuỳ Dương, ThS. Vũ Thị Hằng, ThS. Nguyễn Nam Giang

Cây công nghiệp và cây thuốc

01/10/2017

01/10/2020

29/10/2021

2021-02-1745/KQNC

26/11/2021

Cục thông tin KH&CN Quốc gia

Đề tài đã nghiên cứu chọn, tạo, xây dựng quy trình công nghệ nhân giống, nuôi trồng và công bố lưu hành 12 giống nấm thuộc 06 loại nấm là Nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mộc nhĩ, nấm Mỡ, nấm Đùi gà và nấm Linh chi. Kết quả của Đề tài đã được ứng dụng cụ thể như sau:

(1) Trung tâm nấm đã tiến hành nhân giống và cung ứng giống để sản xuất nấm thương phẩm từ 12 giống nấm mới chọn tạo thuộc 06 loại nấm (Rơm, Sò, Mộc nhĩ, Mỡ, Đùi gà và Linh chi) (Ứng dụng Quy trình công nghệ nuôi trồng tương ứng đối với loại nấm) tới nhiều cơ sở sản xuất nấm trên cả nước, cụ thể:

     - Trạm thực nghiệm sản xuất nấm Văn Giang – Tại xã Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên;

     - Công ty nấm Việt – Chí Linh –Hải Dương;

     - Công ty Nấm Hải Dương – Nam Sách – Hải Dương;

     - HTX sảnxuất nấm ăn và nấm dược liệu huyện Sơn Động – Bắc Giang;

     - HTX Sản xuất kinh Doanh dịch vụ Nông nghiệp Quang Phục – Hải Phòng;

     - Công ty TNHH Long Hải – Quảng Ninh;

     - Doanh Nghiệp Tư Nhân Hương Nam – Xã Khánh cư, Huyện Yên Khánh, Ninh Bình;

     - Cơ sở sản xuất Nấm Phương Linh - P. Xuân An, TP.Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai;

     - Nhà máy sản xuất nấm Đại Lợi – thuộc Công ty TNHH sản suất nấm ăn nấm dược liệu Thới Sơn – Xã Thái Sơn, Tịnh Biên, An Giang;

    - Cơ Sở Nhân Tâm – Lâm Đồng…

Và nhiều cơ sở sản xuất khác trên toàn Quốc.

(2)  Hỗ trợ hướng dẫn quy trình nhân giống và sản xuất giống từ các giống nấm mới thuộc 06 loại nấm là nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mộc nhĩ, nấm Mỡ, nấm Đùi gà và nấm Linh chi cho các đơn vị, cụ thể như:

  - Trạm thực nghiệm sản xuất nấm Văn Giang – Tại xã Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên;

  - Doanh Nghiệp Tư Nhân Hương Nam – Xã Khánh cư, Huyện Yên Khánh, Ninh Bình;

  - Cơ sở sản xuất Nấm Phương Linh - P. Xuân An, TP.Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.

  - Nhà máy sản xuất nấm Đại Lợi – thuộc Công ty TNHH sản suất nấm ăn nấm dược liệu Thới Sơn – Xã Thái Sơn, Tịnh Biên, An Giang….

Và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên cả nước.

         Đây đều là các đơn vị/doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất giống nấm ăn và nấm dược liệu, là các đầu mối chuyên cung ứng giống và phôi nấm cho các cơ sở sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trong nội tỉnh thành và các vùng lân cận, với quy mô sản xuất giống > 20 tấn giống/loại nấm/năm.

 

 

20006

*) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

- Với 12 giống nấm mới cho năng suất, chất lượng tốt mà đề tài đã công bố lưu hành đã góp phần bổ sung vào cơ cấu giống nấm nhằm phần nào giải quyết được một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất nấm theo hướng công nghiệp. - Giống nấm tốt kết hợp với quy trình công nghệ ổn định là cơ sở cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô công nghiệp.

- Ngoài ra, các giống nấm mới này cho năng suất, chất lượng tốt góp phần ổn định lại thị trường giống nấm, loại bỏ các giống nấm không rõ nguồn gốc đang phát triển một cách ồ ạt không kiểm soát như hiện nay tại Việt Nam.

- Các giống nấm được chọn tạo có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô nuôi trồng của các giống nấm mới, khẳng định vị thế trong lĩnh vực chọn tạo giống nấm của đơn vị chủ trì là Viện Di truyền Nông nghiệp.

Với quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng đã được đề tài hoàn thiện đối với các giống nấm mới chọn tạo. Trong thời gian tới đề tài sẽ mở rộng phối hợp cùng nhiều đơn vị khác triển khai mở rộng quy mô sản xuất nhằm đánh giá một cách chính xác hơn nữa hiệu quả kinh tế mà chúng mang lại từng đơn vị.

*) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

- Đề tài là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản, khép kín từ khâu thu thập vật liệu, lai tạo hoặc gây đột biến, đánh giá, tuyển chọn các loại giống nấm mới; xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng các mới; xây dựng các mô hình sản xuất giống và sản xuất nấm thương phẩm ở quy mô lớn.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài rất có ý nghĩa trong việc đánh giá và khai thác nguồn gen nấm, khẳng định nguồn gốc và sự đa dạng di truyền các nguồn gen nấm bản địa của Việt Nam làm cơ sở cho việc đăng kí bản quyền marker phân tử ở ngân hàng gen thế giới.

- Đề tài sử dụng công nghệ sinh học hiện đại trong việc phân lập bào tử, lai tạo, đánh giá ở mức phân tử để tuyển chọn giống nấm, đảm bảo chọn được giống mới về kiểu gen và kiểu hình có năng suất cao và ổn định, chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Với 1-2 giống nấm mới/loại nấm được chọn tạo có tiềm năng năng suất cao và chất lượng tốt (năng suất cao hơn giống hiện có từ 15,9-24%) đã góp phần làm đa dạng hóa chủng loại nấm, đa dạng hóa các sản phẩm từ nấm, giúp cho các hộ trồng và kinh doanh nấm có nhiều lựa chọn hơn cho sản phẩm đầu ra của mình, thúc đẩy ngành trồng nấm của việt Nam ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển ngành nấm trên thế giới.

 

Nấm ăn; Nấm dược liệu; Lai tạo giống; Giá trị hàng hóa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 4

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

): Kết quả của đề tài đã góp phần đào tạo 03 nhân lực Khoa học và công nghệ, trong đó có 01 Tiến sĩ chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây trồng; 01 Thạc sĩ và 01 sinh viên Đại học chuyên ngành công nghệ sinh học;