• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KQ037766

2021-62-667/KQNC

Nghiên cứu cổ môi trường giai đoạn Holocene khu vực châu thổ sông Hồng - phân tích từ các tư liệu Khảo cổ học

Viện Khảo cổ học

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

TS. Nguyễn Thị Mai Hương

CN. Trương Hữu Nghĩa; ThS. Nguyễn Anh Tuấn; PGS. TS. Bùi Văn Liêm; PGS. TS. Doãn Đình Lâm; CN. Lê Thị Xuân

Khảo cổ học và tiền sử

01/2019

12/2020

14/12/2020

2021-62-667/KQNC

09/04/2021

- Nghiên cứu cổ môi trường giai đoạn Holocen (1 l,700BP - 2,000BP) ở châu thổ sông Hồng nhằm tái dựng môi trường giai đoạn 11,700 - 2,000 BP. - Làm rõ một số vấn đề về cổ môi trường ở châu thổ Sông Hồng giai đoạn Holocen (11,700 - 2,000 BP) dựa trên việc hệ thống hóa tư liệu nghiên cứu khảo cổ học, nghiên cứu, phân tích đánh giá hệ động - thực vật, điều kiện khí hậu, những tác động qua lại giữa con người và môi trường cũng như những thích ứng cùa con người trong sự thay đổi môi trường tự nhiên; - Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Khảo cổ học và Khoa học Xã hội. Kiến thức về lối sống trong quá khứ (past lifeways) và cách ăn uống (foodways) có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của cuộc sống của tổ tiên chúng ta - có thể được truy nguồn từ các di chỉ khảo cổ học. Việc có đi có lại giữa bất kỳ sinh vật sống và môi trường của nó là một thực tế không thể tránh được của sự tồn tại. - Tác động chính sách chủ yếu có thể được phát triển từ nghiên cứu cổ môi trường (paleoenvironmental) là để hỗ trợ, cải thiện các điều kiện sống cho con người hiện tại và tương lai. cần phải nhận thức về hậu quả toàn cầu của các hoạt động của xã hội con người hiện nay. Các mối đe dọa về môi trường chúng ta gây ra cho nhau, cho tất cả các sinh vật khác, và với thế giới vật chất xung quanh, là những thách thức thích nghi của ngày hôm nay và tương lai gần. Các thế hệ hiện tại phải có hành động để đảm bảo một thế giới có thể tồn tại cho chính chúng ta, bởi chúng ta không thế sống trong sự cô lập từ thế giới xung quanh. Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc quy hoạch, bảo vệ các di tích khảo cổ học trong diễn biến thay đổi khí hậu; nâng cao nhận thức khoa học về cổ môi trường giai đoạn Holocen ở châu thổ Sông Hồng; đào tạo cán bộ trẻ, tăng cường khả năng nghiên cứu, chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trong kế hoạch 2020 - 2030 của Viện Khảo cổ học. - Đề tài không chuyển giao công nghệ
18927

Khảo cổ học; Môi trường; Holocene

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không