
- Văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Khai thác và phát triển nguồn gen các giống gai xanh (Boehmeria nivea L Gaud) Phú Yên và Thanh Hóa
- Đánh giá tác động di truyền của việc di nhập cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x Cgariepinus) đến nguồn gen cá trê vàng (Cmacrocephalus) bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Thiết kế tổng hợp các bazơ Mannich mới trên cơ sở các xeton liên hợp và nucleoside và đánh giá hoạt tính kháng virus và độc tế bào
- Sản xuất thử giống lúa chất lượng DT66 tại các tỉnh phía bắc Duyên Hải Nam trung bộ và tây Nguyên
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý thương mại (hàng hóa và dịch vụ) biên giới vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
- Tiếp cận giải tích để phân tích phi tuyến kết cấu FGM có gân gia cường
- Nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của Dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
BĐKH.44
2016-02-086/KQNC
Nghiên cứu cơ sở khoa học phân vùng sinh thái thích nghi với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Nguyễn Xuân Trịnh
TS. Nguyễn Thanh Tùng, ThS. Cao Lệ Quyên, TS. Phan Thị Ngọc Diệp, TS. Huỳnh Thị Lan Hương, ThS. Nguyễn Ngọc Hân, ThS. Đỗ Đức Tùng, ThS. Vũ Thị Hồng Ngân, ThS. Trần Văn Tam, KS. Trần Văn Sơn
Nuôi trồng thuỷ sản
24/12/2015
2016-02-086/KQNC
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Kết quả nghiên cứu cung cấp phương pháp luận và kết quả của việc xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu, bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do BĐKH bằng công cụ phân tích không gian và hệ thống các phương pháp xử lý số liệu trong việc chi tiết hóa các yếu tố tác động và kịch bản của BĐKH.
Cung cấp phương pháp luận và kết quả của việc xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu trong việc phân vùng sinh thái thích nghi đối với BĐKH trong NTTS.
Cung cấp cơ sở khoa học và hệ thống công cụ trực tuyến trong đánh giá tổn thương, đánh giá phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH trong NTTS.
Giúp hoạc định chính sách và ra quyết định có cơ sở khoa học và hệ thống dữ liệu trong đánh giá tổn thương và phân vùng sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển bền vững vùng ĐBSCL dưới tác động của BĐKH;
Thông qua hệ thống chỉ số thích ứng để hoạch định chính sách có được những giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu tác động do BĐKH.
a. Hiệu quả kinh tế:
Việc xây dựng bản đồ tổn thương do BĐKH trong NTTS và bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH, bộ công cụ hỗ trợ các cơ quan quản lý và quy hoạch đưa ra những quyết định, chính sách, định hướng phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để thích nghi với biến đổi khí hậu sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Có được các giải pháp trong giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.
- Bố trí quy hoạch phù hợp với đặc điểm sinh thái của khu vực và làm tăng năng suất an toàn vệ sinh thực phẩm và có kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH trong NTTS
- Xây dựng được hệ thống đánh giá trực tuyến được ứng dụng cho nhiều ngành sản xuất
b. Hiệu quả xã hội:
- Nâng cao nhận thức xã hội về cơ sở khoa học trong đánh giá tổn thương của BĐKH
- Nâng cao nhận thức xã cơ sở khoa học trong phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH trong NTTS vùng ĐBCL
- Xây dựng bản đồ, bộ chỉ số đánh giá tổn thương của BĐKH đối với lĩnh vực NTTS ở hiện tại, 2030, 2050 là cơ sở cho các nhà quản lý ở địa phương hoạch định các chính sách để giảm thiểu rủi ro, tăng cường khả năng thích ứng với tác động của BĐKH
- Xây dựng hệ thống bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH trong NTTS ở hiện tại, 2030, 2050 là cơ sở để các nhà quy hoạch và quản lý của ở địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết và có các giải pháp về sử dụng đất, thuỷ lợi phục vụ cho việc phá triển bền vững
Tính mới của nghiên cứu đánh giá tổn thương đối với BĐKH được thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh: (1) Cơ sở khoa học: đã đề xuất được cách tiếp cận để nhận diện cơ chế tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực nghiên cứu; (2) áp dụng thực tiễn: Đã xác định được chỉ số tổn thương cho các vùng NTTS
Tính mới của nghiên cứu phân vùng sinh thái thích nghi với BĐKH trong NTTS được thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh: (1) Cơ sở khoa học: đã đề xuất được cách tiếp cận phân vùng sinh thái theo phương pháp tiếp cận ranh giới sinh thái; (2) áp dụng thực tiễn: Đã xác định được các tiểu vùng sinh thái theo kịch bản biến động của BĐKH
Nghiên cứu; Cơ sở khoa học; Phân vùng sinh thái; Biến đổi khí hậu; Nuôi trồng thủy sản; Đồng bằng sông Cửu Long
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
02 Thạc sỹ.