
- Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ dự báo cảnh báo sớm mưa lũ dông khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về năng suất và chất lượng thông qua tổ chức các sự kiện và phát hành ấn phẩm
- Thuật toán hữu hiệu cho bài toán vị tri ngược
- Thiết kế khối xử lý tín hiệu thu phát tối ưu hiệu suất phổ và hiệu suất năng lượng trong mạng thông tin vô tuyến nhiều người sử dụng
- Điều tra ngư trường (Điều tra thu thập số liệu nghề cá làm cơ sở cho việc xây dựng dự báo ngư trường khai thác hải sản) năm 2017 – 2020
- Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng phát hiện sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ nguồn biến đổi tần số 3 pha 50Hz/400Hz công suất lớn phục vụ cho các sân bay dân dụng Việt Nam
- Nâng cao năng lực Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành chỉ đạo hoạt động tại Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Nam Định
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐX – 2019.01
2021-58-1939/KQNC
Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn và đề xuất chủ trương phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia
Trường Đại học Luật Hà Nội
Bộ Tư pháp
Quốc gia
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao
TS. Hoàng Ly Anh, TS. Chu Mạnh Hùng, ThS. Vũ Thị Mai Liên, TS. Lê Thị Anh Đào, ThS. Đỗ Thanh Dương, TS. Trần Đình Lân, TS. Nguyễn Lê Tuấn, TS. Dư Văn Toán, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, ThS. Trần Thị Ngọc Sương, ThS. Phạm Thị Mai Trang, TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, ThS. Phạm Thị Bắc Hà, TS. Phạm Hồng Hạnh, TS. Nguyễn Toàn Thắng, TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, Cử nhân. Phạm Thị Ngọc Diễm
Các vấn để pháp luật khác
01/08/2019
01/02/2021
13/09/2021
2021-58-1939/KQNC
30/12/2021
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất chủ trương, phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên họp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia” góp phần làm sáng tỏ thêm pháp luật về đa dạng sinh học biên nói chung và đa dạng sinh học biển tại các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia nói riêng, qua đó, đóng góp thiết thực vào một lĩnh vực đang bắt đầu phát triên của luật pháp quốc tế trong bối cảnh các cuộc thảo luận quốc tế tại Liên hợp quốc đang diễn ra nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh một lĩnh vực đang còn bị bỏ ngỏ của luật biển quốc tế và luật môi trường quốc tế. Kết quả nghiên cứu của Đe tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn và trực tiếp phục vụ đàm phán của Việt Nam về BBNJ, đóng góp trực tiếp vào các phiên đàm phán thông qua chuẩn bị các báo cáo đàm phán cho từng phiên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong BBNJ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tể, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong họp tác về BBNJ. Cụ thể: - 01 báo cáo là sản phẩm tài liệu để phục vụ tốt cho đoàn đàm phán Chính phủ bao gồm một số nội dung chính: Tóm tắt các nghiên cứu và khuyến nghị của ủy ban Trù bị làm nền tảng cho các cuộc đàm phán đa phương; Danh sách các vấn đề được đề xuất thảo luận tại Phiên họp thứ nhất và phiên họp thứ Hai; Tổng kết các loại quan điểm và đề xuất cụ thể của các nước đã tham gia thảo luận về từng vấn đề cụ thể; Tống kết quan điếm mà đoàn Việt Nam đã chuẩn bị để tham gia đàm phán hoặc đã phát biểu trong các cuộc đàm phán tại hai phiên họp trên; Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả tham gia đàm phán của đoàn Việt Nam; Dự kiến phương hướng tham gia của đoàn Việt Nam trong hai phiên họp thứ Ba và thứ Tư; Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đàm phán trong các phiên họp sắp tới đe có phương án xử lý thích họp. - 01 Báo cáo phục vụ phiên đàm phán lần thứ Ba của Hội nghị liên Chính phủ về văn kiện pháp lý BBNJ trong đó có đề xuất chủ trương và phương án đàm phán của Việt Nam. - 01 Báo cáo phục vụ phiên đàm phán lần thứ Tư của Hội nghị liên Chính phủ về văn kiện pháp lý BBNJ trong đó có đề xuất khuyến nghị chủ trương và phương án đàm phán của Việt Nam. - Báo cáo tổng họp kết quả thực hiện đề tài là công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về BBNJ đã được chuyến giao cho Vụ Khoa học Xã hội, nhân văn và Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ), Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này.
Đề tài có cơ hội đóng góp thiết thực vào một lĩnh vực đang bắt đầu phát triển của luật pháp quốc tế trong bối cảnh các cuộc thảo luận quốc tế tại Liên hợp quốc đang diễn ra nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh một lĩnh vực đang còn bị bỏ ngỏ của luật biển quốc tế và luật môi trường quốc tế. Các luận điểm được xây dụng dựa trên sự kết hợp giữa các cơ sở lý luận, với những điều chỉnh và vận dụng trong trường hợp của Việt Nam sẽ góp phần vào sự phát triển một chế định hoàn toàn mới - chế định về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán của Việt Nam. Đe tài góp phần nâng cao nhận thức, định hướng và khả năng quản lý tài nguyên đa dạng sinh học biển, không chỉ tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà còn tại các vùng biến nằm bên ngoài quyền tài phán quốc gia và có sự chuẩn bị chủ động và đầy đủ đế tham gia khi Văn kiện về BBNJ được ký kết
Nghiên cứu; Cơ sở khoa học; Thực tiễn; Đề xuất chủ trương; Phương án đàm phán; Xây dựng; Văn kiện pháp lý; Quốc tế; Công ướ; Liên hợp quốc; Luật biển; Bảo tồn; Sử dụng bền vững; Đa dạng sinh học; Vùng biển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 Tiến sĩ