Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,675,876
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-33/19

2023-02-207/NS-KQNC

Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát

Viện Thủy công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Ngô Anh Quân

ThS. Đỗ Viết Thắng, GS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, ThS. Trần Quốc Công, ThS. Ngô Cảnh Tùng, TS. Trần Văn Quân, TS. Vũ Bá Thao, ThS. Nguyễn Tiến Trung, ThS. Trần Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Quang Minh

Kỹ thuật địa chất công trình

01/02/2019

01/06/2022

24/10/2022

2023-02-207/NS-KQNC

15/02/2023

Cục thông tin KH&CN Quốc gia

  1. Việc chế tạo được phụ gia để cứng hóa đất bùn nạo vét vùng ĐBSCL tại Việt Nam sẽ mở ra một giải pháp mới thay thế vật liệu xây dựng đang dùng trong thực tiễn. Ngoài việc tận dụng được nguồn vật liệu tại địa phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển thì còn thay thế được cát trong khi vẫn đạt được các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu theo thiết kế đề ra. Chất phụ gia đưa vào là bí quyết, có thể thương mại hóa sản phẩm sau khi đề tài kết thúc.
  2. Hoàn thiện được bộ hồ sơ thiết kế sơ đồ dây truyền công nghệ thi công công nghệ cứng hóa bùn phù hợp với điều kiện của ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng.
  3.  Đề xuất giải pháp cứng hóa đất bùn nạo vét từ các kết quả nghiên cứu lý thuyết đưa ra áp dụng xây dựng mô hình thực nghiệm, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho công tác khảo sát đánh giá, thiết kế cấp phối phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình và quy trình tổ chức thi công công nghệ .
  4. Đây là quy trình nghiên cứu đầy đủ từ lý luận, thực nghiệm đến ứng dụng thử nghiệm thực tế, có độ tin cậy cao và khả năng áp dụng mở rộng

 

21857
  1. Khả năng về thị trường:

       Hàng năm với việc đảm bảo giao thông thủy và đảm bảo nhu cấp, tiêu nước thì toàn vùng ĐBSCL phải chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác nạo vét khơi thông dòng chảy. Với khối lượng đất bùn phải nạo vét hàng vài chục triệu m3 toàn bộ khối lượng nạo vét này hiện nay đều chưa tái sử dụng, mà lại cần rất nhiều diện tích để chứa chúng. Trong khi đó nhu cầu sử dụng cát để san lấp mặt bằng hoặc làm các lớp đệm dưới các nền đê, đường giao thông là hàng trăm triệu m3. Do đó các giải pháp, công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét thay thế cát trong xây dựng và nâng câp các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, có khả năng nhân rộng được cho các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long.

  1. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh:

       Với mục đích tái sử dụng đất bùn nạo vét kênh mương để thay thế cát trong san nền và đắp bờ bao đê bao nên các giải pháp công nghệ tạo ra từ đề tài hướng đến những giải pháp kỹ thuật đơn giản, không quá khó và phức tạp, phù hợp với trình độ sử dụng, quản lý vận hành của các tổ chức cá nhân tiếp nhận công nghệ. Mặt khác vật liệu đưa vào trong các giải pháp chủ yếu là phụ gia chế tạo trong nước nên giá thành công trình mà giải pháp đưa ra sẽ có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên để một sản phẩm khoa học mới đưa ra có thể cạnh tranh với giá thành của các sản phẩm truyền thống cần sự ủng hộ của các tổ chức quản lý nhà nước về nhiều mặt như thuế, điều kiện áp dụng.

  1. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan:

       Với tổ chức chủ trì: Bổ sung thêm kiến thức, năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu về các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và trong xây dựng công trình Thủy lợi, hạ tầng.

       Với cơ sở ứng dụng: Cung cấp thêm cho Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giao thông, phù hợp “Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”, theo Nghị quyết số 120/NĐ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về “ Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu mới thay thế, phục vụ san lấp, xây dựng (hạn chế việc lấy cát từ lòng sông để tôn nền). Quy hoạch và đầu tư các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung, hiện đại; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và sản xuất năng lượng từ rác.”

  1. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường:

            Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn vật liệu là đất bùn nạo vét và đất tại chỗ để thay thế cát trong san nền và nâng cấp sửa chữa đê bao bờ bao, đường giao thông. Việc thay thế vật liệu này có tác dụng giảm nhu cầu khai thác nguồn cát tự nhiên tại đồng bằng sông Cửu Long và sẽ giảm nguy cơ xói lở bờ sông.

Nghiên cứu; Công nghệ; Cứng hóa đất bùn; Nạo vét; Sử dụng; San lấp mặt bằng; Thay thế cát

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 4

Số lượng công bố quốc tế: 0

+ 01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 3157: Gàu máy xúc có gắn lưỡi phay trộn.

+ 01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 3158: Đê bao có lõi bùn hóa cứng

+ Đào tạo 02 thạc sỹ. + Cung cấp số liệu cho 01 NCS.