
- Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên bằng công nghệ viễn thám đa độ phân giải đa thời gian
- Tích hợp công cụ kiểm kê khí thải và mô hình hóa (TAPOM) trong việc xác định mức độ ô nhiễm không khí từ nguồn đốt rơm rạ trên đồng ruộng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
- Nghiên cứu quy trình chiết xuất cao cúc vạn thọ (Tagetes erecta L Asteraceae) bằng chất lỏng siêu tới hạn
- Nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng Tứ Giác Long Xuyên
- Nghiên cứu xây dựng Chương trình chứng nhận chuyên gia năng suất đáp ứng chuẩn mực của Tổ chức Năng suất châu Á (APO)
- Nghiên cứu kiến thức bản địa về di sản địa chất góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng thúc đẩy du lịch ở một số công viên địa chất Việt Nam
- Trường vô hướng trong một số mô hình vật lý mới và các vấn đề của vật lý neutrino và vũ trụ học
- Phát triển và ứng dụng phương pháp phần tử chuyển động cho các bài toán động lực học kết cấu tấm Mindlin trên nền đàn nhớt
- Biện pháp hỗ trợ tâm lý và hồi phục sau vận động cho vận động viên đội tuyển khuyết tật môn Cử tạ và Ném lao Việt Nam



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
02.ĐT.02.15/CNSHCB
2020-24-416/KQNC
Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm giàu hoạt chất sinh học từ vừng đen
Viện Công nghiệp thực phẩm
Bộ Công Thương
Quốc gia
PGS. TS. Lý Ngọc Trâm
PGS. TS. Bùi Quang Thuật, PGS. TS. Trương Tuyết Mai, PGS. TS. Nguyễn La Anh, TS. Bùi Thị Bích Ngọc, TS. Vũ Đức Chiến, ThS. Đỗ Thanh Hà, ThS. Nguyễn Trung Hiếu, ThS. Trịnh Như Hoa, KS. Trần Ngọc Diệp
Kỹ thuật thực phẩm
01/07/2015
01/06/2018
18/11/2019
2020-24-416/KQNC
08/04/2020
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã kết họp hiệu quả công nghệ lên men lactic với công nghệ chiết tách các hoạt chất sinh học để xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sesame lignan và anthocyanin từ vừng đen với quy mô lên men 1.000 lít dịch/mẻ cho hiệu suất và chất lượng chế phẩm cao. Từ hai chế phẩm này, đề tài tạo nên được 3 loại thực phẩm chức năng: Sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên Biosean, dạng bột uống liền Sesame powder, dạng trà Sesame tea có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, Đặc biệt là sản phẩm Biosean đã được thử nghiệm dùng thử với các đối tượng bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Kết quả ban đầu cho thấy sản phẩm Biosean có hiệu quả đối với cải thiện nồng độ insulin và kháng insulin, nồng độ cholesterol máu, giảm tỷ lệ đối tượng có cholesterol máu cao, có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng được mô hình thiết bị với quy trình công nghệ sản xuất sesame lignans và anthocyanin từ vừng đen lên men với quy mô lên men 1.000 lít dịch/mẻ) đạt trình độ tiên tiến phù hợp với quy trình công nghệ đã được nghiên cứu.
- Hiệu quả kinh tế:
Từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, ngoài sản phẩm dầu, đề tài đã tạo ra hai chế phẩm có giá trị cao về kinh tế và hoạt tính sinh học là sesame lignan và anthocyanin. Từ hai chế phẩm này có thể tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, cụ thể trong đề tài này là 03 sản phẩm: Biosean dạng viên nang, Sesame powder dạng bột và Sesame tea dạng trà. Qua tính toán sơ bộ giá thành cho thấy việc sản xuất các chế phẩm và sản phẩm của đề tài cho lãi suất cao: 50 - 77% so với chi phí sản xuất. Các chế phẩm và sản phẩm này có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại cùng loại, có giá thành cạnh tranh nên hoàn toàn có thể thay các sản phẩm nhập ngoại, đáp ứng tốt các yêu cầu của sản xuất trong nước.
Mặt khác, công nghệ và mô hình thiết bị mà đề tài xác lập được có tính tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước nên có thể chuyển giao, nhân rộng trong các cơ sở sản xuất trong nước. Ngoài ra từ hai chế phẩm có chất lượng cao: sesame lignan và anthocyanin có thể phát triển, ứng dụng và tạo nên nhiều loại sản phẩm thực phẩm chức năng, phục vụ đời sống nhân dân.
- Hiệu quả xã hội:
Ngoài hiệu quả về kinh tế, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đem lại ý nghĩa xã hội. Việc tạo ra các chế phẩm và các sản phẩm có giá trị cao từ hạt vừng đen sẽ góp phần nâng cao giá trị cây vừng, một loại cây công nghiệp có dầu, có tiềm năng phát triển đồng thời thúc đẩy sự nhân rộng và phát triển loại cây này ở Việt Nam. Hơn nữa, khi kết quả của đề tài được áp dụng vào thực tế sản xuất sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: chế biến cây có dầu, thực phẩm chức năng đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt là các bà con nông dân vùng trồng nguyên liệu. Tạo khả năng sử dụng sản phẩm nội địa và tiến tới có thể tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Các sản phẩm thực phẩm chức năng của đề tài đã được sử dụng thử và bước đầu thu được các kết quả tích cực. Điều này minh chứng rõ các sản phẩm của đề tài có khả năng phòng chống và hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân.
Thực phẩm; Hoạt chất sinh học; Công nghệ; Vừng đen
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 0
- Giấy chấp nhận đơn 01 bằng độc quyền Giải pháp hữu ích tại Cục sở hữu trí tuệ.
01 thạc sĩ; 01 kỹ sư