Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-06/18

2021-04-1229/KQNC

Nghiên cứu kiến thức bản địa về di sản địa chất góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng thúc đẩy du lịch ở một số công viên địa chất Việt Nam

Viện khoa học địa chất và khoáng sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quốc gia

ThS. Đỗ Thị Yến Ngọc

PGS. TS. Trần Tân Văn; ThS. Đoàn Thế Anh; ThS. Trịnh Thị Thuý; TS. Nguyễn Xuân Nam; PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm; CN. Nguyễn Thanh Giang; ThS. Trương Thế Vinh; ThS. Phan Xuân Vũ; CN. Tôn Ngọc Bảo

Địa chất học

01/2018

12/2020

15/06/2021

2021-04-1229/KQNC

05/07/2021

Quy trình, hệ phương pháp, bộ tiêu chí sưu tầm, đánh giá, phân loại xếp hạng Tri thức địa phương (TTĐP)về di sản địa chất (DSĐC);Triển khai áp dụng thử nghiệm ở các CVĐC TC UNESCO thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông và một khu vực dự kiến xây dựng CVĐC ở tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó đã góp phần làm rõ tiềm năng DSĐC và TTĐP về DSĐC - một dạng tài nguyên, một dạng di sản mới - ở các khu vực này. Những thông tin quý giá này đã được sử dụng trong việc thông tin, tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về CVĐC và các giá trị di sản của CVĐC (dưới dạng hệ thống các biển bảng thuyết minh, tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn, đăng tải trên trang web, tài liệu tập huấn các lớp học...) đã trực tiếp góp phần giúp CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ hai của UNESCO (tháng 8 năm 2018), hỗ trợ CVĐC Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO (tháng 4/2020), và hỗ trợ CVĐC Non Nước Cao Bằng tổ chức thành công hội thảo quốc tế về phát triển bền vững ở các khu CVĐC Việt Nam cũng như trên thế giới (tháng 5 năm 2019). Kết quả nghiên cứu ứng dụng của đề tài có những đóng góp về khoa học, đặc biệt về mặt lý luận, nhận biết thêm được các dạng tài nguyên mới, các giá trị di sản mới, góp phần giúp các địa phương sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản, thúc đẩy du lịch nói chung và du lịch địa chất nói riêng, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân địa phương; - Đặc điểm và giá trị địa chất-địa mạo khu vực dự kiến xây dựng CVĐC Gia Lai đã xác định bổ sung được 90 điểm di sản - Là cơ sở để UBND tỉnh Gia Lai, các sở ban ngành tích hợp với các nghiên cứu trước đề xuất xây dựng CVĐC Gia Lai thành CVĐC Toàn cầu UNESCO; - Đặc điểm và giá trị di sản địa chất-địa mạo khu vực CVĐC Đắk Nông đã góp phần nhận dạng, đánh giá được 118 điểm DSĐC trong đó hơn 50 điểm có giá trị khoa học, giáo dục, thẩm mỹ tầm cỡ quốc gia, như hệ thống di tích miệng núi lửa, thác nước... và nhất là hệ thống hang động núi lửa độc đáo có quy mô lớn nhất Đông Nam Á ở khu vực Đray Sáp-Chư B’Luk.Đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ UNND tỉnh Đắk Nông hoàn thành bộ hồ sơ trình UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu (trình ngày 28/11/2018). - Cơ sở dữ liệu di sản địa chất, tri thức địa phương về di sản địa chất của 4 CVĐC thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Đăk Nông và Gia Lai. khu vực CVĐC Đăk Nông và CVĐC Gia Lai;Xây dựng các trường dữ liệu di sản địa chất, tri thức địa phương về di sản địa chất; Xây dựng bản đồ phân bố di sản địa chất và tri thức địa phương về di sản địa chất cho các CVĐC thuộc 4 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Đăk Nông, Gia Lai)và Bản đồ các tuyến tham quan du lịch khu vực CVĐC Toàn cầu UNESCO Đăk Nông đã góp phần tích cực trong việc phát triển Du lịch địa chất nhằm duy trì, tăng cường các đặc tính địa lý như môi trường, di sản, thẩm mỹ, văn hóa và các phúc lợi của người dân địa phương khu vực CVĐC Đăk Nông. - Bộ tài liệu Tri thức địa phương về di sản địa chất ở một số Công viên địa chất Việt nam đã được sử dụng để tổ chức các lớp tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về DSĐC và TTĐP về DSĐCtại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Đắk Nông, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản và CVĐC. Một phương thức tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng mới, thân thiện, hấp dẫn, giúp cho Ban quản lý các CVĐC làm tốt hơn nữa công tác này, qua đó khiến cộng đồng địa phương, các du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn các giá trị di sản, hiểu rõ hơn vai trò của Địa chất học và các khoa học về Trái Đất, từ đó có được cách ứng xử thích hợp hơn đối với các giá trị di sản, với Mẹ Trái Đất, tìm kiếm những phương thức sinh kế bền vững hơn; - Dự thảo 04 hồ sơ khoa học giá trị tri thức địa phương về di sản địa chất: 1. Nghệthuậttrangtríhoavăntrêntrangphụccủangười Dao đỏ, xãSủngMáng, huyệnMèoVạc, tỉnhHàGiang 2. Nghề Dệt thổ cẩm của người Tày, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 3. Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tỉnh Đắk Nông 4. Nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian của dân tộc Bahnar, Jrai ở tỉnh Gia Lai Đây là cơ sở để các địa phương lập hồ sơ là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia/tỉnh.
19490
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao cho BQL CVĐC thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Đăk Nông và Bảo tàng thuộc 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.Bước đầu đã được tuyên truyền phổ biến cho người dân trong vùng CVĐC thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Đăk Nông góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản và Công viên địa chất.  Tài liệu: Tri thức địa phương về di sản địa chất ở khu vực CVĐC cao nguyên đá Đồng Văn đã được triển khai áp dụng tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tại huyện Mèo Vạc và Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và đã được bàn giao cho Ban Quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn,Tổ 21, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang  Tài liệu: Tri thức địa phương về di sản địa chất ở khu vực CVĐC non nước Cao Bằng đã được triển khai áp dụng tuyên truyền nâng cao nhân thức cộng động tại huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) và đã được bàn giao BQL CVĐC Non nước Cao Bằng,Số 83, Phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;  Tài liệu: Tri thức địa phương về di sản địa chất khu vực CVĐC Đăk Nông được triển khai áp dụng tuyên tuyền nâng cao nhận thức cộng động tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) và Hồ sơ Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tỉnh Đắk Nông bàn giao cho BQL CVĐC Đăk Nông đã được bàn giao cho BQL CVĐC Đăk Nông; Đường 23/3, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;  Hồ sơ Nghệthuậttrangtríhoavăntrêntrangphụccủangười Dao đỏ, xãSủngMáng, huyệnMèoVạc, tỉnhHàGiang đã được bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Hà Giang; Phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.  Hồ sơ Nghề Dệt thổ cẩm của người Tày, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Cao Bằng, Số 071- Phố Vườn Cam, Phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.

Di sản; Địa chất; Bản địa; Du lịch; Công viên địa chất; Cộng đồng; Nhận thức

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không