liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.07.05/11-15

2016-02-821/KQNC

Nghiên cứu công nghệ sơ chế bảo quản dược liệu sau thu hoạch ở quy mô công nghiệp

Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch

ThS. Tạ Phương Thảo

TS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Vũ Thị Nga, KS. Vũ Ngọc Dũng, ThS. Nguyễn Huy Văn, DS. Lê Quân, ThS. Lê Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Thị Phương, ThS. Nguyễn Thu Huyền, KS. Trịnh Đình Hòa

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

10/2012

12/2015

02/06/2016

2016-02-821/KQNC

12/07/2016

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Nghiên cứu quy trình công nghệ sơ chế, xử lý và tồn trữ nguyên liệu Hoài sơn, Giảo cổ lam, Cúc hoa sau thu hoạch: Nguyên liệu đảm bảo quy cách sơ chế theo chất lượng thương mại, mức dư lượng hóa chất xử lý dưới mức cho phép. Đảm bảo tính hiệu quả ở quy mô công nghiệp phù hợp với đặc chế theo công nghệ Y học cổ truyền .Thời gian tồn trữ đảm bảo ổn định chất lượng nguyên liệu tối thiểu 15 ngày. Quy trình công nghệ sấy và bảo quản sản phẩm Hoài sơn, Giảo cổ lam, Cúc hoa: Công nghệ sấy và bảo quản đảm bảo chất lượng dược lý, chất lượng thương mại và an toàn của Hoài sơn, Giảo cổ lam, Cúc hoa với thời gian bảo quản tối thiểu 12 tháng.
12664
Với quy mô tạo ra bước đầu của đề tài ở mức nhỏ vừa (100 kg/mẻ), với mục đích nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ ở quy mô công nghiệp, do vậy vè mặt hiệu quả kinh tế đối với doanh nghiệp là chưa cao. Theo số liệu tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế mô hình sơ chế bảo quản dược liệu, trong 3 tháng sản xuất thử nghiệm cho thấy: tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư là 1,17% và tỷ lệ lãi ròng so với tổng doanh thu là 5,73% là tạm chấp nhận được trong điều kiện sản xuất nhỏ. Nếu trên cơ sở mô hình ứng dụng này được nâng quy mô lên tối thiểu 1000 kg/mẻ thì hiệu quả kinh tế sẽ được nâng lên đáng kể. Hiệu quả kinh tế thông qua mức đầu tư trang thiết bị khi được nâng quy mô sản xuất lên tối thiểu 1000 kg/mẻ thì mức đầu tư thấp hơn so với nhập khẩu khoảng 35%. Góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực sơ chế và bảo quản dược liệu tại Việt Nam đang trong tình trạng thiếu công nghệ tiên tiến dẫn đến tổn thất sau thu hoạch còn cao, không an toàn đối với sức khỏe con người và có tác động xấu đến sự ô nhiễm môi trường. Tạo tiền đề cho việc quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn dược liệu, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dược phẩm sản xuất trong nước từ nguồn dược liệu sạch, hạn chế nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài. Góp phần phát triển cây dược liệu Việt Nam, tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và nhân lực hiện có, giảm tổn thất sau thu hoạch, gia tăng giá trị dược liệu, tăng thu nhập cho người dân trồng dược liệu, nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm dược liệu, mặt khác hạn chế tác động đến sự ô nhiễm môi trường.

Công nghệ sơ chế; Bảo quản; Dược liệu; Thu hoạch; Công nghiệp

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 ThS