Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTKHCN.017/18

2019-24-954/KQNC

Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị thu hồi bụi theo nguyên lý thấm ướt ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất phân bón NPK

Trung tâm Phát triển Công nghệ CECO

Bộ Công Thương

Bộ

ThS. Lưu Ngọc Vĩnh

KS. Nguyễn Chí Tiến; KS. Đào Lê Dũng; ThS. Vũ Đại Nguyên; ThS. Phan Thu Trà; KS. Nguyễn Xuân Anh; KS. Nguyễn Hà Thuần; KS. Đoàn Trường Giang; KS. Trần Khắc Thuận; KS. Nguyễn Thành Công

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy nông nghiệp

01/2018

12/2018

26/04/2019

2019-24-954/KQNC

Hiện nay trong dây chuyền sản xuất NPK thì vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ các quá trình sản xuất chủ yếu là bụi (bụi nguyên liệu, bụi sản phẩm) và khí thải. Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất từ các công đoạn như: nghiền; phối trộn; tạo hạt; sấy; làm nguội.... Lượng bụi này chính là nguyên liệu bị thất thoát có hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định và cần được thu hồi để quay lại sản xuất. Với kích thước nhỏ nên các hạt bụi này dễ dàng bị cuốn theo bởi dòng khí thải. Do vậy mà trong các dây chuyền sản xuất đều được trang bị hệ thống xử lý khí thải và bụi. Để xử lý khí thải và bụi thì toàn bộ lượng khí thải có chứa bụi sẽ được cho qua quạt hút và chuyển đến các xyclon chùm nhằm mục đích tách các hạt bụi có kích thước lớn. Phần khí và bụi còn lại sẽ được đem qua hệ thống tháp rửa khí. Tại đây dung dịch tưới sẽ hấp thụ các khí ô nhiễm và hòa tan các hạt bụi trong khí thải. Sau một thời gian dung dịch tưới tại các các tháp rửa khí sẽ bị bão hòa và cần được đem đi xử lý để thu hồi lại dịch tưới quay trở lại hệ thống và loại bỏ các thành phần hòa tan. Vì vậy mà ngoài hệ thống xử lý khí thải thì cần trang bị thêm hệ thống xử lý nước thải. Điều này sẽ gây tốn kém; mất thời gian và lượng bụi không thể thu hồi quay trở lại sản xuất được. Bởi ngoài các hạt bụi ra nó còn chứa các thành phần chất rắn khác được sinh ra trong quá trình nhả hấp thụ để hoàn nguyên lại dung dịch tưới. Như vậy với hệ thống xử lý khí thải chứa bụi hiện có tại các dây chuyền sản xuất NPK thì hiệu quả thu hồi bụi chưa cao và lượng bụi bị thất thoát ra ngoài môi trường nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc cần đưa ra giải pháp phù hợp để lượng bụi thu được là cao nhất; giảm thất thoát ra ngoài môi trường. Vì vậy việc đưa ra giải pháp bổ sung thêm thiết bị thu hồi bụi sau xyclon chùm trong hệ thống xử lý khí thải chứa bụi là cần thiết. Thiết bị này không chỉ ứng dụng trong quá trình xử lý khí thải chứa bụi trong các dây chuyền sản xuất NPK mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác như: khai khoáng; phân bón; xi măng…. Tuy nhiên, thiết bị này hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào sản xuất mà vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao lên tới hàng nghìn USD. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của 03 thông số là: nhiệt độ dòng khí, hàm lượng bụi, độ ẩm bụi đầu vào đến hiệu suất thu hồi bụi. Đồng thời đã tiến hành các thí nghiệm để xác định điểm tối ưu của thiết bị (quy mô pilot) theo các điều kiện đã giả thiết như sau:  Hàm lượng bụi: 500 ÷ 650 mg/m3  Độ ẩm bụi đầu vào: 1,5 ÷ 2,8 % wt  Nhiệt độ dòng khí: 85 ÷ 100oC Đã thực hiện quy hoạch thực nghiệm để xác định được phương trình hồi qui mô tả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ như sau: Y = 72,20 + 1,61x1 – 1,93x2 + 4,59x3 – 0,45x1x2 + 0,325x1x3 – 1,15x2x3 – 1,69x12 – 1,71 x22 – 2,44 x32 Đã xác định điểm tối ưu của quá trình sấy bằng phương pháp thực hiện tối ưu hóa hàm mục tiêu theo phương pháp leo dốc Box – Wilson sử dụng phần mềm DESIGN EXPERT 11.0 để xử lý số liệu thực nghiệm tối ưu. Tìm được thông số công nghệ tối ưu của quy mô phòng thí nghiệm như sau:  Hàm lượng bụi: 527 mmg/m3  Độ ẩm bụi đầu vào: 2,75 %wt  Nhiệt độ dòng khí: 96,2oC Đánh giá được ảnh hưởng của sự thấm ướt đến quá trình thu hồi bụi, với độ ẩm của bụi sau thấm ướt khoảng 8%.Kết quả của đề tài có ý nghĩa thiết thực để làm cơ sở triển khai các bước nghiên cứu tiếp theo. Để có thể ứng dụng vào công nghiệp cần phải đầu tư thêm kinh phí để nghiên cứu :  Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng lưu lượng nước phun tới quá trình thấm ướt bụi trong thiết bị  Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của chiều dài ống tâm  Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của các dải bụi đến quá trình thấm ướt  Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của vận tốc khí đến quá trình thu hồi bụi theo nguyên lý thấm ướt do đó đến nay vẫn chưa thể áp dụng tại các đơn vị sản xuất
16514

Dây chuyền sản xuất; Phân bón NPK; Thiết bị thu hồi bụi; Thiết kế; Nguyên lý thấm ướt; Chế tạo

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không