
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị theo phương pháp Phân hệ quản lý tại Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Nghiên cứu đặc tính sinh học và hoạt tính kháng sinh ức chế tế bào ung thư của xạ khuẩn nội sinh trên cây ngập mặn thu thập tại tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu phát triển thuật toán phân loại tự động lớp phủ bằng tư liệu Landsat 8 OLI –Thử nghiệm tại khu vực bán đảo Đông Dương
- Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ sản xuất hợp kim thiếc hàn không chì sử dụng trong lĩnh vực điện tử
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh cơ quan hô hấp và trung thất
- Phát triển các phương pháp gần đúng cho hệ dao động phi tuyến và điều khiển dao động
- Xây dựng hệ thống thôn tin địa lý đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delia Geographic Information Systems MGIS)
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để chế biến trà túi lọc từ cây măng tây tại tỉnh Đắk Lắk
- Nghiên cứu tích hợp thiết bị IMU và GNSS thu nhận dữ liệu sử dụng công nghệ trạm tham chiếu ảo (VRS) trên thiết bị bay không người lái (UAV) phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.10/16-20
2021-66-1468/KQNC
Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Học viện Quân y
Bộ Quốc phòng
Quốc gia
GS. TS. Đồng Khắc Hưng
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung; GS. TS. Trần Viết Tiến; PGS. TS. Nguyễn Huy Lực; PGS. TS. Nguyễn Viết Trung; TS. Đào Ngọc Bằng; GS. TS. Nguyễn Lĩnh Toàn; PGS. TS. Lê Văn Đông; TS. Đỗ Minh Trung; PGS. TS. Phạm Văn Trân; ThS. Lê Thị Bích Phượng
Mô học
01/09/2017
01/02/2021
12/05/2021
2021-66-1468/KQNC
05/10/2021
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Te bào gốc và tế bào gốc trung mô đã được chứng minh có khả năng kháng viêm, điều biến miễn dịch và tái tạo. Nhờ đặc tính điều biến miễn dịch độc đáo của tế bào gốc trung mô làm cho chúng trở thành một loại tế bào có giá trị trong điều trị và trong sửa chữa tổn thương mô hoặc cơ quan, hoặc trong điều trị các bệnh viêm mạn tính hoặc bệnh tự miễn. Te bào gốc tự thân và Tế bào gốc đồng loài trong điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên thế giới, bước đầu mang lại một sổ kết quả khả quan và hy vọng cho bệnh nhân. Trên cơ sở đó nhiệm vụ đã tiến hành nghiên cứu phân lập, nuôi cấy tăng sinh tạo và tạo được 126 mẫu tế bào gốc trung mô từ 20 mẫu dây rốn. Các mẫu Tế bào gốc đạt tiêu chuẩn cho cấy ghép cho bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ket quả của nhiệm vụ đã ứng dụng tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn trong điều trị 63 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Tp. Hồ Chí Minh trong đó: 30 bệnh nhân được điều trị bàng truyền tế bào gốc trung mô đồng loài từ dây rốn rốn hoạt hóa bằng huyết tương giầu tiểu cầu của bệnh nhân, 33 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị bàng truyền tế bào gốc trung mô đồng loài từ dây rốn; theo dõi đánh giá được 33 bệnh nhân nhóm chứng. Ket quả cho thấy liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô đồng loài an toàn không có sốc phản vệ, từ vong ngay sau ghép, 24 giờ, 1 tuần và 1 tháng sau ghép tế bào gốc. Có hiệu quả điều trị sau 2 lần ghép tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn và sau 6, 12 tháng theo dõi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ket quả giúp bệnh nhân giảm nồng độ một số interleurkin, CRP trong máu, giảm điểm số khó thở theo thang đo mMRC và CAT, tăng khả năng đi bộ 6 phút và giảm số đợt cấp trong 12 tháng. Nghiên cứu cho thấy được vai trò và hiệu quả của liệu pháp sử dụng tế bào gốc trung mô đồng loài trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ket quả này cũng mờ ra một hướng mới trong điều trị các bệnh mạn tính bàng tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn.
Hiện nay nhu cầu điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng và các bệnh khác nói chung ở Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Tp. Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước rất lớn. Nhiệm vụ nghiên cứu được triển khai ứng dụng thành công, có thề triển khai và ứng dụng ngay vào điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đáp ứng nhu cầu điều trị rất lớn hiện nay của bệnh nhân trong nước không phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao, đồng thời có thể thu hút nhiều bệnh nhân đến điều trị. Nhiệm vụ đã làm chủ được các kỳ thuật điều trị mới, hiện đại về phân lập nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn, các kỹ thuật trong ghép tế bào gốc, đánh giá hiệu quả của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị bằng ghép Tế bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn. Kết quả này cũng mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng và các mặt bệnh khác nói chung bằng Te bào gốc trung mô đồng loài từ mô dây rốn đã được nuôi cay. Ket quả của đề tài góp phần chứng minh về hiệu quả của tế bào gốc trong quá trình quá trình điều trị bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bổ sung kiến thức chuyên ngành về bệnh phổi, Te bào gốc và sinh học tế bào. Bổ sung minh chửng khoa học về khả năng sử dụng tế bào gốc trong lĩnh vực tái tạo/tái sinh các tế bào và mô bị tổn thương, góp phần phát triển lình vực y học tái tạo/tái sinh đang được chú ý mạnh mẽ và là một trong các xu hướng của y học hiện nay. Thông qua nghiên cứu này, đơn vị chủ trì đề tài có thêm một kỹ thuật mới. Các cán bộ, bác sỹ, nghiên cứu viên, giảng viên, kỹ thuật viên tham gia nhiệm vụ có thêm kiến thức, kỳ năng, nắm được các quy trình công nghệ về các lĩnh vực tế bào gốc, nội hô hấp, miễn dịch, công nghệ sinh học.
Tế bào gốc; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Trung mô; Điều trị; Đồng loài; Cấy ghép; Đường truyền tĩnh mạch
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 Tiến sỹ chuyên ngành Nội hô hấp. - 01 Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ Sinh học. - 01 Bác sỳ Nội trú chuyên ngành Nội hô hấp. - 02 cán bộ đi học tập trao đổi tại Nhật Bản nội dung về phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc; theo dõi đánh giá hiệu quả và tính an toàn sừ dụng tế bào gốc