Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08.20/11-15

2016-02-594

Nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng Tứ Giác Long Xuyên

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

TS. Tô Văn Thanh

GS.TS. Tăng Đức Thắng, GS.TS. Lê Sâm, TS. Nguyễn Duy Khang, TS. Phạm Ngọc, ThS. Nguyễn Văn Lân, ThS. Doãn Văn Huế, ThS. Phạm Thế Vinh, ThS. Phan Quý Anh Tuấn, ThS. Tống Đình Quyết

Kỹ thuật thuỷ lợi

05/2013

12/2015

07/03/2016

2016-02-594

27/05/2016

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

(i) Giải pháp đối với hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới Việt Nam-Campuchia:

Nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng việc xây dựng không gian thoát lũ vùng TGLX có tính khả thi không cao do điều kiện hạ tầng và phát triển sản xuất trong vùng này rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến dân sinh và khu bảo tồn thiên nhiên rừng tràm Trà Sư. Đề tài đề xuất giải pháp xây dựng mới công trình cống Trà Sư và cống Tha La, được bố trí ngay sau vị trí 02 đập cao su hiện tại, hình thức cống lộ thiên với hệ thống cửa phẳng nâng hạ thẳng đứng chủ động trong việc kiểm soát lũ. Quy mô kích thước cống Trà Sư và Tha La tương đương kích thước hiện nay, đảm bảo không gia tăng lũ cho hạ lưu khi mở rộng cống, gia tăng lũ về vùng Tứ giác Hà Tiên khi co hẹp cống.

(ii) Giải pháp công trình kiểm soát lũ ven sông Hậu:

Nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng chưa nên xây dựng các cống ven sông Hậu để kiểm soát lũ vào TGLX ít nhất cho đến trung hạn 2030-2050. Việc nghiên cứu vai trò và tác động của các cống này không chỉ đối với TGLX mà còn phải quan tâm đến các khu vực lân cận, đặc biệt là các đô thị ven sông Hậu.

(iii) Giải pháp công trình thoát lũ ven biển Tây:

Đề tài đề xuất điều chỉnh hệ thống công trình ven biển Tây bằng cách xây dựng thêm các công trình phân ranh mặn và ngọt Nam QL80 để có thể linh hoạt chuyển đổi diện tích đất ven biển Kiên Giang ngoài QL80 từ chuyên sản xuất lúa sang mô hình canh tác thủy sản nước mặn như tôm hoặc tôm+lúa. Các công trình phân ranh sẽ có khẩu diện và cao độ đáy thiết kế tương tự như công trình ven biển đã xây dựng. Ngoài ra, cần nghiên cứu giải pháp thay thế cửa van cho các cống trên tuyến đê biển để thuận lợi và chủ động trong quản lý vận hành.

Đề xuất ưu tiên sớm xây dựng cống kết hợp âu thuyền trên kênh Rạch Giá-Hà Tiên để giải quyết vấn đề phân ranh mặn ngọt; sớm hoàn thiện cống Sông Kiên, Kênh Cụt, Kênh Nhánh để chủ động kiểm soát mặn vào TGLX. Đối với các cống Tà Niên, Bà Lịch chỉ xây dựng sau khi đã hoàn thiện các công trình trên và có đánh giá lại khả năng đẩy mặn do việc giữ được nguồn nước ngọt trong vùng khi các cửa kênh từ TP Rạch Giá đến Hà Tiên đã được kiểm soát. Các công trình cần sử dụng loại cửa van đóng mở cưỡng bức để chủ động trong vận hành kiểm soát lũ, mặn và chất lượng nước trong kênh rạch, thích ứng với điều kiện biển đổi khí hậu.

(iv) Giải pháp hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây:

Đề tài đề xuất cần khảo sát hệ thống kênh rạch trong vùng để có kế hoạch nạo vét và nâng cấp nhằm tăng khả năng thoát lũ, trữ ngọt phục vụ sản xuất; nghiên cứu đổi mới công nghệ, thiết bị nạo vét cho phù hợp với điều kiện hạ tầng, kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển bền vững vùng, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.

(v) Giải pháp bảo vệ rừng phòng hộ ven biển vùng TGLX:

Các dạng công trình đề xuất ứng dụng để bảo vệ bờ biển như: đê phá sóng tách rời, kè dọc bờ bằng hệ cọc, cừ BTCT dự ứng lực, hàng rào phá sóng,... phù hợp và khả thi với điều kiện địa chất nền móng, vấn đề chịu tác động của sóng, khả năng cung cấp vật liệu khu vực,…

(vi) Giải pháp quản lý thiên tai do lũ theo tính dễ bị tổn thương:

Đề tài đã thiết lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ của vùng TGLX. Qua đó chỉ ra được các vùng chịu nhiều ảnh hưởng khi có lũ lụt xảy ra phục vụ tốt cho công tác phòng chống lụt bão trong vùng.

12433
  • Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với tỉnh Kiên Giang, cung cấp thông tin và đã đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần định hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,... trước nguy cơ biển đổi khí hậu và sự gia tăng sử dụng nước thượng lưu cho tỉnh Kiên Giang, An Giang;
  • Các giải pháp về hạ tầng thủy lợi phù hợp: Đề xuất 8 cống kiểm soát nguồn nước ven sông Hậu (vị trí, qui mô); Định hướng phân vùng, hoàn thiện hệ thống đê bao phù hợp; Giải pháp về kênh trục vùng nghiên cứu, đề nghị xem xét tích hợp trong xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất vùng nghiên cứu, giai đoạn trung hạn 2016÷2020 và giai đoạn 2021÷2025;
  • Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa; đề xuất bố trí lại mùa vụ và xuống giống tập trung hợp lý, để xem xét trong xây dựng định hướng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho tỉnh Kiên Giang, An Giang và vùng phụ cận.

Kinh tế; Xã hội; Môi trường; Công trình; Lũ; Tứ giác Long Xuyên

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 3

Số lượng công bố quốc tế: 1

Không

- 02 Thạc sỹ trong nước (Tống Đình Quyết, Đặng Thị Thúy Hằng). - 01 Nghiên cứu sinh (Đặng Minh Chương). - 02 chuyên gia được đào tạo mô hình MIKE11 (Tống Đình Quyết, Cao Quang Vinh), 01 chuyên gia được đào tạo xử lý ảnh viễn thám (Tống Đình Quyết) và tính toán tổn thương, rủi ro (Cao Quang Vinh). - Các cơ quan khoa học và đào tạo (viện, trường), các nhà khoa học: số liệu, tài liệu tham khảo, mô hình và phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá.