liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu đánh giá diễn biến sạt lở đề xuất các giải pháp để ổn định bờ sông và quy hoạch sử dụng ven sông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai

Viện Thủy văn, Môi trường và biến đổi khí hậu - Trường Đại học thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

Phạm Thị Hương Lan

Kỹ thuật thuỷ lợi

17/03/2021

a) Về khoa học và công nghệ: - Đã đánh giá được nguy cơ xói lở bờ sông dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến xói lở bờ, phân vùng nguy cơ xói lở bờ sông theo 8 chỉ số sạt lở bờ sông (Chỉ số thủy động lực (Flow Geometry Index, FGI); Chỉ số hình dạng trên mặt bằng, hệ số hình dạng dòng chảy (Plan Form Index, PFI); Chỉ số độ dốc lòng sông (Cross-Slope ratio CSR); Chỉ số địa chất bờ (ĐCB); Chỉ số hiểm họa sạt lở bờ (Bank Erosion Hazard Index, BEHI); Chỉ số ứng suất gần bờ (Near Bank Stress, NBS); Chỉ số tải trọng bờ (TTB); Chỉ số công trình bảo vệ bờ (CTBV)). Kết quả tính toán chỉ ra rằng vùng hạ du yếu tố gây xói lở bờ do tác động của dòng chảy, chế độ thủy động lực chiếm tỷ trọng 0.433, tiếp theo là địa chất bờ chiếm tỷ trọng 0,206 và tải trọng bờ chiếm tỷ trọng 0,126. Các hệ số khác nhỏ hơn 0,1. Toàn vùng hạ du có 42740m đường bờ sông có nguy cơ xói lở bờ cao, có 248454m chiều dài bờ sông có nguy co xói lở trung bình, 566613m đoạn bờ sông có nguy cơ xói lở bờ sông thấp và 177783m bờ sông không có nguy cơ xói lở bờ sông. Từ đó xác định chi tiết nguyên nhân và cơ chế gây sạt lở bờ sông. - Xây dựng được bộ tiêu chí cho việc xây dựng các giải pháp công trình bảo vệ bờ kết hợp với quy hoạch sử dụng vùng không gian ven sông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội kết hợp cảnh quan môi trường sinh thái bổ sung cho các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành về việc xây dựng đô thị và khu dân cư vùng ven sông. Với bộ tiêu chí có thể giúp cán bộ quản lý địa phương đánh giá sơ bộ được khả năng có nguy cơ xói lở bờ sông. - Xây dựng phương trình tương quan về quan hệ thủy văn, thủy lực, hình thái lòng dẫn một số sông chính vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn, đánh giá nhanh mức độ sạt lở bờ dựa trên mặt cắt hình học sông (chiều cao bờ, góc nghiêng của bờ, địa chất lớp bờ, góc nghiêng đáy bờ…). - Xác định được hành lang bảo vệ bờ sông phục vụ quy hoạch sử dụng vùng không gian ven sông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Xây dựng được Các giải pháp về công nghệ và quản lý có tính khả thi phục vụ phòng chống sạt lở, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, khai thác có hiệu quả vùng không gian ven sông, sử dụng hình thức kè 2, 3 lớp kết hợp khai thác cảnh quan ven sông, đã công bố trên bài báo và được sở quy hoạch kiến trúc TPHCM rất quan tâm. - Xây dựng được sổ tay hướng dẫn quản lý, sử dụng hành lang và bảo vệ bờ sông, suối, kênh rạch có sự tham gia của cộng đồng. - Xây dựng trang Web về thông tin sạt lở bờ sông vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. b) Về kinh tế xã hội: - Đem lại hiệu quả có lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế xã hội khai thác sông, tạo điều kiện phát triển bền vững cho khu vực, ngành. - Cải tạo rõ rệt môi trường nhờ ổn định được lòng dẫn, tránh sạt lở, bồi lắng khai thác có hiệu quả vùng không gian ven sông, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. - Tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế một cách bền vững vùng không gian ven sông. - Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng vùng ven sông phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Áp dụng tại: - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai - Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương - Chi cục Thủy lợi Tp. Hồ Chí Minh

Bờ sông; Sạt lở; Vùng ven sông; Giải pháp ổn định; Phát triển; Kinh tế; Xã hội

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không