Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-220914-0001

2022-02-0951/NS-KQNC

Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thất sản phẩm sau thu hoạch của tàu khai thác xa bờ (nghề chụp lưới vây lưới rê kéo đôi câu cá ngừ đại dương)

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Bùi Thị Thu Hiền

ThS. Phạm Thị Điềm, TS. Nguyễn Khắc Bát, ThS. Phan Thị Hương, ThS. Đặng Văn An, ThS. Phạm Văn Tuyển, ThS. Vũ Thị Quyên, KS. Nguyễn Văn Thành, TS. Nguyễn Viết Nghĩa, TS. Đặng Tất Thành, CN. Nguyễn Thanh Bình, KS. Vũ Xuân Sơn, CN. Bùi Thị Minh Nguyệt, CN. Lê Anh Tùng, CN. Trần Thị Hường, TS. Lê Mạnh Hùng

Quản lý và khai thác thuỷ sản

01/2018

12/2021

01/04/2022

2022-02-0951/NS-KQNC

14/09/2022

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổn thất sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ (nghề chụp, lưới vây, lưới rê, kéo đôi, câu cá ngừ đại dương); : Đánh giá thử nghiệm bằng bộ tiêu chí mức độ tổn thất sau thu hoạch một số sản phẩm thủy sản chủ lực của tàu khai thác xa bờ (nghề chụp, lưới vây, lưới rê, kéo đôi, câu cá ngừ đại dương); Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch đối với tàu cá xa bờ Việt Nam
21181
Kết quả của đề tài cung cấp bộ công cụ hỗ trợ cơ quan quản lý đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ. Đồng thời sáng kiến là công cụ giúp ngư dân, doanh nghiệp xác định được chính xác mức chất lượng sản phẩm tại thời điểm giao dịch để cơ cấu giá hợp lý, tránh các thiệt hại kinh tế khi giao dịch. Kết quả đánh giá tổn thất sẽ là căn cứ để lựa chọn và phát triển các loại nghề khai thác hiệu quả, bền vững, góp phần mang lại lợi ích xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân khai thác; thực thi hiệu quả Luật thủy sản 2017 sửa đổi và góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản theo đúng định hướng Chiến lược trong Quyết định số 339/QĐ-TTg và 429/QĐ-TTg của chính phủ. Mặt khác, với kết quả của nhiệm vụ khi chuyển giao rộng rãi cho các Chi cục thuỷ sản của các tỉnh ven biển, cơ quan quản lý nhà nước, chủ tàu khai thác, sẽ tự đánh giá và xác định được mức độ tổn thất sau thu hoạch của từng đối tượng khai thác (tôm, cá, mực), trên từng công đoạn, loại nghề khai thác có tại địa phương. Từ đó sẽ có căn cứ để xây dựng các giải pháp giảm tổn thất cho nhóm loài, cho từng nghề. Nhìn vào các con số về mức độ tổn thất, cơ quan quản lý sẽ xây dựng các giải pháp và hướng dẫn ngư dân triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Kết quả ghi nhận được mức độ tổn thất của một số loài như sau: - Tổn thất chất lượng của sản phẩm trên tàu HP90998TS và tàu ĐN90029TS: tổn thất trên sản phẩm mực ống (size nhỏ loại 2 và loại 4): 29,18%, Tổn thất trên sản phẩm cá bạc má: 14,81%, Tổn thất trên sản phẩm cá nục (phần lớn nục nhỏ/non): 28,7%. Như vậy, tổng tổn thất của cả tàu được xác định 28,29%. - Kết quả ghi nhận tổn thất sản phẩm trên tàu TH91808TS là: tổn thất trên sản phẩm mực ống: 25,8 %, tổn thất trên sản phẩm cá bạc má: 19%, Tổn thất trên sản phẩm cá nục (phần lớn nục nhỏ/non): 40%, tổn thất trên sản phẩm cá mối: 29,4%, Như vậy, tổng tổn thất của cả tàu được xác định 36,6%. - Từ kết quả mô hình đánh giá thí điểm, bước đầu đánh giá được mức độ tổn thất sản phẩm trên tàu câu cá ngừ được xác định là 22,62%, hình thức tổn thất chủ yếu được ghi nhận là tổn thất chất lượng sản phẩm và tổn thất về thị trường, tổn thất vật lý không đáng kể. - Bộ tiêu chí đánh giá tổn thất sau thu hoạch được xây dựng theo phương pháp hiện đại và phổ biến trên thế giới, trên cơ sở xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu chất lượng và phân hạng sản phẩm trước khi đưa vào mô hình tính toán các chỉ số tổn thất. Mô hình đánh giá tổn thất sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch có khả năng ứng dụng cao trong hoạt động sản xuất, phục vụ công tác quản lý nghề cá. - Kết quả của đề tài có ý nghĩa thiết thực, cung cấp bộ công cụ đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ. Có căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng nhóm sản phẩm, từng nghề khai thác. …

Khai thác xa bờ; Tổn thất; Sau thu hoạch; Sản phẩm; Nghề chụp; Lưới vây; Lưới rê; Kéo đôi; Cá ngừ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

01 thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội (ThS. Đặng Văn An).

Không