- Nghiên cứu chế tạo tính chất của pin mặt trời hiệu suất cao trên cơ sở cấu trúc hybrid dây nano silic/poly(34-ethylene dioxythiophene): poly(styrene sulfonate) và chấm lượng tử graphene
- Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ nhuyễn thể bằng công nghệ sinh học
- Truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số thực trạng và giải pháp
- Sản xuất dầu và nước uống từ quả gấc bằng công nghệ enzyme
- Sản xuất hạt giống phẩm chất cao quy mô công nghiệp đối với các giống lúa chủ lực và có giá trị hàng hóa cao phục vụ xuất khẩu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo giống bò BBB (Blanc Blue Belge) trên nền bò cái lai Sind để nâng cao năng suất chất lượng trong chăn nuôi bò thịt tại Ninh Bình
- Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật vùng đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin nhằm tìm kiếm các gen enzyme mới có khả năng phân hủy dioxin
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ hạn mặn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang
- Nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế-xã hội đến môi trường lưu vực sông Ba/Đà Rằng bằng công nghệ viễn thám và GIS
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Mại liễu (Miliusa) thuộc họ Na (Annonaceae)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.08.29/11-15
2016-02-1036/KQNC
Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình khai thác nguồn nước đến phân phối sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững nguồn nước
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
TS. Lương Quang Xô
ThS. Nguyễn Vũ Huy, ThS. Đỗ Đức Dũng, ThS. Nguyễn Huy Khôi, ThS. Đặng Thanh Lâm, ThS. Trần Quang Thọ, KS. Nguyễn Thị Lan Hương, KS. Nguyễn Văn Hùng, KS. Nguyễn Hữu Chí, KS. Vũ Thị Hương
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
05/2013
09/2015
13/01/2016
2016-02-1036/KQNC
15/09/2016
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng trực tiếp cho toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và các vùng phụ cận có quan hệ trực tiếp tới nguồn nước và sử dụng nguồn nước, gồm vùng ven biển thuộc 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và vùng lưu vực sông Vàm cỏ Tây thuộc tỉnh Long An. - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận. - Sản phẩm chính của đề tài là các báo cáo, bản đồ, sơ đồ, đánh giá tác động của công trình thủy lợi, thủy điện đến phân phối và sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai.
- Kết quả tính toán, báo cáo khoa học của đề tài được trích dẫn và ứng dụng trong các quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai trên lưu vực sông Đồng Nai. - Bên cạnh đào tạo trực tiếp cho 2 học viên cao học; sản phẩm của đề tài sẽ được các cơ quan nghiên cứu. trường đại học làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác có liên quan.
- Báo cáo về kết quả của đề tài được biên tập và chuyển giao cho Bộ TNMT như là cầu nổi cho các bên liên quan tham chiếu.
- Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai, được trình bày trong báo cáo tổng kết của Đề tài như sau:
+ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đề xuất mô hình tổ chức lưu vực sông trên LVSĐN: đề xuất ba mô hình tổ chức quản lý lưu vực sông, trên cơ sở đó phân tích để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất cho lưu vực. + Các giải pháp phát triển bền vững nguồn nước trên LVSĐN: về Quản lý rừng đầu nguồn: Đe phục vụ cho việc quản lý bền vững các lưu vực sông, công tác phân cấp đầu nguồn đã được đặt ra đối với ngành lâm nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Việc phân cấp đầu nguồn được xác định với 2 cấp là (1) Cấp xung yếu tự nhiên hay xung yếu khách quan, (2) cấp xung yếu hiện thời (hay cấp xung yếu thực te): Ket hợp với các nhân tố đánh giá thảm thực vật hiện có với các yếu tố xã hội để xác định các cấp sử dụng đất đầu nguồn thực tế.
Vấn đề phát triển thuỷ điện: Hệ thống hồ chứa thủy điện - thủy lợi không những làm nhiệm vụ chính là phát điện và tưới, mà còn đảm nhiệm vai trò điều tiết lũ, cắt lũ, cấp nước và gia tăng dòng chảy mùa kiệt. Hiệu quả cắt lũ của các hồ thủy điện đối với hạ lưu vực sông sông Đồng Nai... trong nhiều năm qua là những minh chứng điển hình cho việc phòng lũ hạ lưu.
về đảm bảo nước tưới cho phát triển nông nghiệp: đảm bảo nước cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm là hết sức phức tạp và cần được tính toán, cân nhắc kỹ trong quy hoạch và đầu tư công trình. về cấp nước cho dân sinh và công nghiệp: song song với phát triển công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, trong đó, tính năng đa mục tiêu của công trình cần được chú trọng hơn, cùng với đầu tư thêm công trình cấp nước dân sinh và công nghiệp với nguồn cấp ổn định cả về lượng và chat. Neu đáp ứng về lượng nhưng không đáp ứng về chất là sự lãng phí rất lớn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, bảo vệ nguồn nước có sẵn, chống sự ô nhiễm và xuống cấp nguồn nước đôi khi còn quan trọng hơn là tăng thêm nguồn nhưng chất lượng không đảm bảo.
Giải pháp khai thác và phân bổ nguồn nước: Xây dựng hệ thống hồ chứa các cấp từ lớn, vừa, nhỏ thậm chí cực nhỏ cho từng Tiểu vùng/vùng, để không chỉ tạo nguồn nước cho từng Tiểu lưu Vực/Tiểu vùng mà còn cho các lưu vực sông/vùng và toàn LVSĐN&PC; Xây dựng các kênh chuyển nước liên lưu vực và trong lưu vực như dạng Da Nhim/Đại Ninh hoặc Phước Hòa/Dầu Tiếng; Hoàn thiện các công trình tưới trong từng Tiểu lưu Vực/Tiểu vùng, gồm hệ thống kênh chuyển nước, hệ thống trạm bơm và hệ thống cống lấy nước các cấp; Nghiên cứu xây dựng các kênh nối liên hồ nhằm tạo sự tương hỗ lẫn nhau cho từng lưu vực/vùng trong điều kiện cho phép.
- ứng dụng kết quả đề tài năm 2020 như sau:
Trong năm 2020 Viện QHTLMN đã hỗ trợ Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng - Phước Hòa xây dựng Báo cáo Rà soát điều chỉnh nhiệm vụ của HTTL Dầu Tiếng — Phước Hòa. Hệ thống Dầu Tiếng hoạt động và vận hành đến nay là 40 năm, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đến nay đã thay có nhiều thay đổi liên quan đến sử dụng đất, SXNN, phát triển đô thị, sản xuất công nghiệp... dẫn đến có những thay đổi về nhu cầu và mục đích sử dụng nước lấy từ HTTL Dầu Tiếng - Phước Hòa. Vì vậy việc đánh giá lại năng lực phục vụ hiện nay và khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai của toàn hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa là cần thiết, giúp cho đơn vị quản lý hồ có thông tin, đưa ra các chỉ đạo kịp thời và chính xác trong công tác quản lý và vận hành hệ thống. ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ đề tài, dựa trên bài toán Cân bằng nước cho LVSĐN, Viện QHTLMN đã nghiên cứu đề xuất điều chỉnh bổ sung nghiệm vụ cho HTTL DT-PH như sau:
- Điều chỉnh nhiệm vụ của Kênh Đông Củ Chi: điều chỉnh giảm diện tích tưới từ 14.560 ha xuống còn 8.200 ha cho phù hợp với thực tế phục vụ, bổ sung nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt 450.000 m3/ngày theo Quy hoạch cấp nước TPHCM đến năm 2025 tại quyết định 729-QĐ-TTg.
- Điều chỉnh nhiêu vụ Kênh Đông thuộc Tây Ninh từ 24.800 ha xuống còn 18.000 ha cho phù hợp thực tể phục vụ hiện nay. Phần diện tích còn lại được cân đối để cấp nước cho khu tưới bơm vùng cao phía Bắc tỉnh Tây Ninh; - Điều chỉnh nhiệm vụ cấp nước tưới tạo nguồn khu tưới mở rộng Tây Ninh cho 21.000 ha thành tưới tự chảy cho 16.953 ha và cấp nước sinh hoạt 1,0 m3/s vùng Tây sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh cấp thông qua kênh TN21của kênh Chính Tây. Nguồn nước cấp sinh hoạt 1,0 m3/s được cân đối trong 3,5 m3/s cấp nước sinh hoạt cho Tây Ninh trong nhiệm vụ của dự án Phước Hòa; - Điều chỉnh nhiêu vụ Hỗ trợ tạo nguồn tưới hạ du sông Sài Gòn từ 28.800 ha còn 21.418 ha do thay đổi về sử dụng đất vùng hạ du ven sông Sài Gòn. - Bổ sung nhiệm vụ cấp nước tưới bằng trạm bơm lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng tưới cho 10.400 ha vùng cao phía Bắc tỉnh Tây Ninh. Nguồn nước tưới được cân đối từ diệp tích còn dư từ nhiệm vụ cấp nước tưới tạo nguồn khu tưới mở rộng Tây Ninh và diện tích chưa phát huy hết của Kênh Đông thuộc tỉnh Tây Ninh; - Bổ sung nhiệm vụ tưới bơm từ hồ Dầu Tiếng cho khoảng 5.150 ha (3,5 m3/s) các khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao của tỉnh Bình Phước:
- Trong những năm có dòng chảy đến tương ứng với dòng chảy trung bình Q0 thì hè Dầu Tiếng xả xuống hạ lưu đập tối thiểu từ 25-36 m3/s tùy theo mực nước hồ trong mùa cạn, trong mùa lũ phải xả tối thiểu sau hạ lưu đập từ 20-36 m3/s. - Bổ sung phương án hồ Dầu Tiếng cấp nước trực tiếp từ hồ 10,5 m3/s cho TPHCM thay cho việc lấy nước 10,5 m3/s từ hạ du sông Sài Gòn tại Ben Than để đảm bảo chất lượng nước đủ tiêu chuẩn cấp cho sinh hoạt.
Kết quả nghiên cứu đã được Công ty TNHH MTV KTTL Dầu Tiếng - Phước Hòa chấp thuận và trình Bộ NN-PTNT xem xét để đưa vào quy trình vận hành cho hệ thống.
- Các lĩnh vực khoa học, công nghệ có liên quan như thủy lợi, xây dựng, giao thông, các giải pháp về hỗ trợ quản lý nguồn nước có dịp tham gia vào việc xây dựng hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bền vững.
- Bổ sung cơ sở dữ liệu cơ bản, phát triển sâu hơn các lĩnh vực nghiên cứu về thuỷ lợi, nông nghiệp và môi trường.
- Đối với tổ chức chủ trì đề tài: Kết quả nghiên cứu công phu, sáng tạo và được sự hợp tác của các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể thuỷ lợi và giảm nhẹ thiên tai hạn hán-xâm nhập mặn cũng như quy hoạch tổng hợp cấp vùng và địa phương; xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng; Tăng cường vai trò quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai mà cơ quan chủ trì đang đảm nhiệm chức năng.
- Đối với các cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu: Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này còn có tác dụng to lớn trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu và những người tham gia các đơn vị tư vấn nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản có thể sử dụng kết quả phục vụ cho công việc của mình.
- Đối với các địa phương: Giúp địa phương chủ động hơn trong việc xây mới, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống công trình thuỷ lợi và công trình nội đồng, giúp điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi và chuẩn bị các phương án vận hành hợp lý các công trình kiểm soát nguồn nước phục vụ sản xuất với điều kiện hiện tại và theo quy hoạch toàn vùng.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các nguyên tắc, chính sách và những chương trình, các dự án khả thi trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội và môi trường lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vùng nghiên cứu, góp phần phát triển bền vững xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Nguồn nước;Phân phối nước;Lưu vực;Thủy lợi;Thủy điện;Tác động;Phát triển bền vững; Sông Đồng Nai
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Đào tạo được 02 Thạc sĩ