liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

2018-53-1026/KQNC

Nghiên cứu đánh giá tổng thể tiềm năng các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS. TS. Vũ Văn Tích

PGS. TS. Đặng Mai; PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng; PGS. TS. Đinh Xuân Thành; PGS. TS. Hoàng Thị Minh Thảo; PGS. TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà; TS. Phạm Văn Thanh; PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết; ThS. Trần Trọng Thắng

Địa vật lý

09/2014

03/2017

02/07/2018

2018-53-1026/KQNC

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

- Đề tài đã đưa ra đề xuất khai thác năng lượng địa nhiệt - một loại năng lượng mới chưa được sử dụng ở Việt Nam vào khai thác sản xuất điện năng. - Về khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu sẽ hoàn thiện được hệ phương pháp điều tra, đánh giá tiềm năng địa nhiệt, một nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo rất có triển vọng của đất nước. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là lần đầu tiên làm sáng tỏ điều kiện và bản chất của các bồn địa nhiệt được nghiên cứu và đánh giá. - Kết quả nghiên cứu sẽ lựa chọn được bồn địa nhiệt, lĩnh vực phù hợp để áp dụng thử nghiệm mô hình công nghệ khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt một cách hợp lý. - Kết quả nghiên cứu sẽ đưa việc sử dụng một dạng tài nguyên thiên nhiên mới, sạch vào khai thác sử dụng, góp phần bổ sung một nguồn năng lượng đáng kể phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. - Định hướng công tác quy hoạch quản lý và khai thác nguồn năng lượng tái tạo chưa được khai thác của nước ta.
15356
Hiệu quả kinh tế: - Kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các sản phẩm của đề tài sẽ có khả năng chuyển giao ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống cộng đồng. - Kết quả nghiên cứu khả thí sẽ có nhiều doanh nghiệp có thể tham gia, đầu tư để tiếp tục phát triển nguồn tài nguyên địa nhiệt cho mục đích phát điện và các mục đích khác như mục tiêu của đề tài đặt ra. Hiệu quả xã hội: - Với kinh phí đầu tư cho đề tài, chúng ta sẽ có được cơ sở khoa học, định hướng cho quy hoạch phát triển tiềm năng sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn sau này của đất nước. - Qua kết quả đánh giá tiềm năng của các mỏ địa nhiệt, các địa phương sẽ nhìn nhận nguồn tài nguyên thiên nhiên này với quan điểm tích cực hơn, từ đó có kế hoạch quản lý, kêu gọi đầu tư khai thác theo điều kiện của mỗi mỏ địa nhiệt: như có thể sử dụng để phát triển điện năng, ngâm tắm chữa bệnh, nuôi trồng thủy sản, đóng chai làm nước giải khát v.v. đây sẽ là nguồn thu đáng kể, mang lại lợi ích kinh tế cho các địa phương. - Ngoài việc thỏa mãn cho lĩnh vực sử dụng năng lượng địa nhiệt một cách trực tiếp, có thể phát triển các trạm, nhà máy điện địa nhiệt cung cấp năng lượng cho xã hội. Đây là nguồn năng lượng ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn có lợi ích từ việc giảm thiểu sự phát khí thải vào bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính - hiện nay việc này cũng mang lại một nguồn lợi kinh tế được quốc tế mua bán trao đổi. Như vậy có thể đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính của việc đầu tư nghiên cứu cho đề tài. - Trên cơ sở tiềm năng của các mỏ địa nhiệt, các địa phương sẽ có kế hoạch khai thác sử dụng chúng. Khi các mỏ này được khai thác, cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế địa phương, tác động tích cực đến cuộc sống của người dân địa phương. Người dân sẽ được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên này; có thêm thu nhập từ các loại hình dịch vụ phục vụ khách thăm quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, công nhân trực tiếp làm việc tại các khu mỏ... Một số người sẽ có đời sống ổn định khi được đào tạo và tham gia trực tiếp vào các hoạt động của khu mỏ. - Năng lượng địa nhiệt là năng lượng sạch, do đó các tác động tiêu cực đến môi trường trong các công nghệ khai thác sử dụng đều ở mức độ thấp, so với công nghệ khai thác sử dụng các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống như: than đá, dầu mỏ hoặc năng lượng nguyên tử. - Lượng khí phát thải hầu như không đáng kể, do vậy sử dụng năng lượng địa nhiệt cũng là một biện pháp chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. - Trong khai thác năng lượng địa nhiệt, không có bụi do đó không làm bẩn bầu không khí của địa phương, đảm bảo cho sức khỏe của người dân. - Đối với một công trình địa nhiệt, diện tích để xây dựng không lớn nên việc san ủi, phá hỏng cảnh quan môi trường ở mức rất thấp so với các công trình khác như nhà máy nhiệt điện chẳng hạn, nó không đòi hỏi bãi chứa nhiên liệu, bãi thải. - Tóm lại, về mặt môi trường, các công nghệ khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt có tác động tiêu cực đến môi trường không đáng kể và mang lại những ảnh hưởng tích cực cho kinh tế xã hội và môi trường.

Địa nhiệt; Bồn địa nhiệt; Chính sách; Quản lý; Tiềm năng; Khai thác; Đầu tư

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không